Ngày 31-10, UBND tỉnh Thái Bình tổ chức cuộc họp khẩn với các ngành, các huyện, thành phố về việc thống kê thiệt hại và công tác khắc phục hậu quả sau cơn bão số 8. Sau khi nghe báo cáo chi tiết của các sở, ngành, huyện, thành phố, UBND tỉnh Thái Bình đã bổ sung mức độ thiệt hại về nông nghiệp, cơ sở hạ tầng là 2.662 tỷ đồng. Trước đó, ngày 29-10, tỉnh Thái Bình đã thống kê ban đầu mức độ thiệt hại 1.400 tỷ đồng. Tiếp đó, ngày 30-10, tỉnh thống kê thêm thiệt hại là 1.800 tỷ đồng.
Người ta chặt bỏ cây đổ bằng cưa máy, tay và những thứ gì có thể |
Cây vụ đông coi như “xóa sổ”
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình Nguyễn Hữu Rong cho biết: Trong những ngày mưa bão, lượng mưa đo được trung bình từ 150 đến 350 mm, có nơi 400 mm. Đặc biệt, với sức gió giật cấp 13, cấp 14 đã gây thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất trồng trọt, chăn nuôi của tỉnh.
Thống kê cho thấy, có 5.973 ha lúa mùa bị đổ, giảm năng suất; 25.366 ha hoa màu và cây vụ đông bị giập nát, trong đó 10.469 ha mất trắng, hơn 14 nghìn ha giảm sản lượng từ 10-70%. … Hơn 6 nghìn ha nuôi trồng thủy hải sản bị ngập, trong đó 2.423 bị thiệt hại trên 70%; 3.591 ha thiệt hại từ 30-70%, chủ yếu ở hai huyện ven biển Tiền Hải, Thái Thụy. Riêng ngành nông nghiệp thiệt hại hơn 1.000 tỷ đồng.
Về cơ sở hạ tầng cũng được tỉnh đánh giá thiệt hại nặng. Thống kê đến ngày hôm nay, toàn tỉnh Thái Bình có 279 nhà dân bị sập, đổ; 40.480 nhà bị tốc mái; 167 tàu thuyền bị chìm và hư hỏng; một cầu qua sông bị sập; 30 phòng học bị sập, đổ; 1.927 phòng học bị tốc mái…. 1.234 cột điện trung và cao thế bị gãy; 14.652 cột hạ thế bị gãy, đổ. 2.430.000 mét dây điện trung, cao, hạ thế bị đứt; 21 trạm biến áp bị hư hỏng. 210 trạm thông tin bị hư hỏng; 1.461 cột điện thoại và cột phát sóng Viba bị đổ, gãy…
Bác NK.Thư, trú tại phường Kỳ Bá, TP Thái Bình cho biết: cơn bão vừa rồi đúng là cơn bão lịch sử. Từ năm 1986 đến nay mới có một cơn bão có sức tàn phá ghê gớm như thế. Tôi vẫn nhớ năm 1986 có hàng trăm người chết, nhà cửa bị sập, trôi dạt. Nhà tôi bị thiệt hại nhiều cây cảnh, trần nhà sập, mái tôn bị thổi bay.
Sau bão, lực lượng công an + quân đội tham gia khắc phục hậu quả |
Cùng với nhiều chia sẻ của người dân thành phố và các huyện chịu ảnh hưởng nặng nề do cơn bão, phần lớn người dân đều chia sẻ do lúng túng trước thông tin bão về nên không có cách đề phòng, chằng chống nhà cửa. Nếu đài báo bão đổ vào Thài Bình sớm hơn thì thiệt hại sẽ không thảm hại như thế này. Nhười dân chúng tôi không biết tây tây bắc, đông đông bắc hay gì đó, chúng tôi chỉ cần biết bão có vào Thái Bình không là đủ. Nghĩ mà thương những nạn nhân xấu số do bất ngờ mưa bão- bác Thư buồn rầu chia sẻ.
Trước thiệt hại về người, ngày 30-10, ông Tăng Quốc Sử, Chánh Văn phòng Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Thái Bình cho biết, những nạn nhân xấu số bị chết, bị thương, nhà cửa bị hư hại, sở đang đề nghị tỉnh hỗ trợ kinh phí. Cụ thể, với cấp huyện, thành phố có người bị chết, ngân sách cấp huyện sẽ hỗ trợ từ 3-4,5 triệu đồng/người; ngân sách của tỉnh hỗ trợ 10 triệu đồng/người.
Đến 3-11 khắc phục cơ bản?
Đó là lời hứa của các ngành, các huyện, đồng thời là “chỉ thị” của Chủ tịch UBND tỉnh. Tại cuộc họp khẩn, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình Phạm Văn Sinh không yêu cầu các sở, ngành, huyện đọc báo cáo, xin kinh phí mà phải “vạch” ra những cái đã làm được, những việc còn vướng mắc, quá sức. Căn cứ tình hình thực tế, tỉnh sẽ cấp kinh phí hỗ trợ địa phương, nhưng trước tiên hãy làm hết khả năng của mình.
Sau khi ngành nông nghiệp, công thương, điện lực, viễn thông và các huyện, thành phố báo cáo, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình Phạm Văn Sinh cho biết, đến nay cây vụ đông ưa ấm coi như “xóa sổ”; điện lưới, viễn thông, giao thông trên địa bàn tỉnh cơ bản mới khắc phục được 50%. Theo kế hoạch của tỉnh, đến ngày 3-11, tất cả những công trình thiệt hại phải được khắc phục, bảo đảm có điện thắp sáng, có điện sản xuất, có sóng điện thoại... Hiện nhiều doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn tỉnh đang gặp khó khăn vì phải chạy máy nổ, mỗi ngày bình quân một doanh nghiệp cỡ lớn tốn kém hàng trăm triệu đồng tiền dầu.
Để ổn định đời sống người dân, trước mắt Chủ tịch UBND tỉnh yêu các ngành phối hợp dựng lại nhà đổ, nhà tốc mái giúp người dân, vì chủ yếu đợt này rơi vào những hộ nghèo, nhà cấp 4. Đề nghị ngành giao thông khắc phục sớm một số tuyến đường bị hư hại ở Thái Thụy, Tiền Hải.
Nhiều cây cổ thụ ở các huyện, thành phố bị cưa bỏ |
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hữu Rong hứa với Chủ tịch tỉnh Thái Bình, bằng mọi cách có thể, sở sẽ chỉ đạo tích cực việc khắc phục hậu quả mưa bão; kiểm tra, đánh giá chính xác những thiệt hại về nông nghiệp ở các huyện, thành phố.
Đồng thời đôn đốc việc sản xuất cây vụ đông ưa lạnh. Còn những diện tích cây vụ đông ưa ấm đã hỏng hàng nghìn ha hiện không thể khắc phục được do quá thời vụ. Theo kế hoạch cây vụ đông, tỉnh Thái Bình gieo trồng khoảng hơn 40 nghìn ha.
Trước đề xuất của các huyện, thành phố, UBND tỉnh Thái Bình đã chấp thuận phương án hỗ trợ khoảng 6 triệu đồng/ha để nông dân mua khoai tây giống.
Còn đối với cầu Diêm Điền bị sập, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình Phạm Văn Sinh yêu cầu sở giao thông cùng với huyện Thái Thụy tìm chủ đầu tư xây dựng uy tín kéo về giúp địa phương.
Trước tình hình này, ông Tô Hoàng Thảo, Giám đốc Sở GTVT cho biết, đã lên ba phương án khắc phục tạm thời cầu Diêm Diền. Cụ thể, khắc phục tại vị trí cầu cũ bị sập; dùng phà và dùng đò. Tuy nhiên, theo ông Thảo, việc đưa phà về đến chỗ cầu sập nhanh nhất cũng mất 15 ngày; còn dùng đò thì không an toàn vì nước ở đó rất lớn, sóng mạnh nhiều tàu trọng tải nặng đi qua.
Với phương án phập phù và không biết ngày nào mới xong, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình yêu cầu sở giao thông, huyện Thái Thụy bằng mọi cách phải làm nhanh, nhưng bảo đảm an toàn để người dân, học sinh đi qua trước 3-11. Nếu quá sức, không làm được phải báo cáo ngay để tỉnh tìm người làm thay.
Con tàu năm nghìn tấn đẵ cắt đứt cầu Diêm Điền |
Chủ tịch UBND huyện Thái Thụy Trần Xuân Nhuệ đã báo cáo với Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Văn Sinh về phương án cho học sinh ở trọ để tiếp tục theo học bình thường, còn người lớn sẽ tìm giải pháp đi qua phù hợp, an toàn. Ông Nhuệ cho biết thêm, hiện cầu Diêm Điền xuất hiện tình trạng các chủ đò lợi dụng ép giá người qua sông.
Do vậy, Chủ tịch tỉnh yêu cầu huyện Thái Thụy cần bố trí lực lượng giám sát tránh sự việc trên và bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân.
Đối với ngành điện, mặc dù đã báo cáo chi tiết phương án khắc phục, nhưng chỉ có thể hứa với tỉnh đến ngày 3-11 mới cơ bản các xã có điện, còn đến các thôn phải mất tẩm nửa tháng. Bởi theo ngành điện, mưa bão đã làm hàng nghìn hộp công tơ bị rơi hỏng, dây, cột điện gãy, đứt. Để bảo đảm tính mạng cho người dân, ngành điện đề nghị tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng bảo quản dây điện, tránh việc cắt trộm sẽ làm chậm tiến độ khắc phục theo yêu cầu…
Mai Quý Tùng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét