2 thg 10, 2011

"Tại nạn" khó đỡ


Bên hồ Hoàn Kiếm
Thực hiện lời đề nghị của UBND xã Bình Nguyên nhân dịp đón danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ chống Pháp, những ngày tháng 8 -2011, phóng viên Mai Quý Tùng thường trú báo Nhân Dân tại Thái Bình phối hợp với nhà nghiên cứu sử học Đặng Hùng đã về Bình Nguyên thu thập tư liệu viết bài.
Thứ 4 ngày 31-8-2011, tại số 20448, báo Nhân Dân đăng bài viết: “Bình Nguyên xây dựng nông thôn mới”, tác giả Quý Tùng – Đặng Hùng. Nội dung bài viết này muốn làm “sống” lại thời kỳ đấu tranh gian khổ, ác liệt của quân và dân Bình Nguyên. Để thực hiện bài viết này, phóng viên thường trú báo Nhân Dân tại Thái Bình có đề nghị nhà nghiên cứu sử học Đặng Hùng tìm hiểu những “nhân chứng sống” của lịch sử để ghi chép lại. Trong bài viết chúng tôi đã kết hợp những yếu tố lịch sử và thời đại để tạo nên mối liên hệ mật thiết, cũng như chứng minh một phần của những chiến công hiển hách, những động lực phát triển kinh tế - xã hội của Bình Nguyên.
Tuy nhiên, sau ngày xã Bình Nguyên đón danh hiệu Anh hùng, đã có một số ý kiến của các cụ cao tuổi xã Bình Nguyên không hài lòng về một số chi tiết của bài viết này.
Ông Phạm Hoàng Cử cho rằng, khi bài báo đến tay độc giả, nhất là các cụ cao tuổi thì nhiều người đã có cái nhìn khác về ông, thậm chí coi thường ông. Bởi vì trong bài viết có đoạn: Ôn lại những năm tháng oanh liệt chống giặc Pháp, ông Cử xúc động kể lại: Những năm 1950 - 1951, quân Pháp đã mở nhiều cuộc càn quét lớn với hàng trăm lính Âu, Phi và bọn tay sai phản động, xây dựng đồn, bốt ở thôn Nam Lâu (Bình Nguyên), trang bị nhiều vũ khí hiện đại ngày đêm đốt nhà của những gia đình có người tham gia du kích và nhân dân trong xã để trấn áp các phong trào đấu tranh của nhân dân... Trong các trận địch càn vào xã Bình Nguyên có rất nhiều tấm gương là du kích, cán bộ, đảng viên đã anh dũng hy sinh. Tiêu biểu là Trưởng thôn Nam Lâu Phạm Tịch dù bị địch xử bắn vẫn hô vang: Hồ Chủ tịch muôn năm!”.
Sau khi nghe ý kiến thắc mắc của ông Cử, chúng tôi phát hiện một chi tiết sai trong bài viết là ông Phạm Tịch vẫn còn sống trong khi nhà nghiên cứu sử Đặng Hùng lại ghi nhầm là đã chết. Còn người bị địch xử bắn vẫn hô vang: Hồ Chủ tịch muôn năm! như nêu trong bài viết là ông Phạm Am – bố để ông Phạm Tịch. Ông Đặng Hùng cho biết: “cả đời làm nghiên cứu sử chưa để xảy ra sai sót nào nhưng hôm nay tôi đã có “tội” với báo Nhân Dân và các cụ”. Đây là những thông tin mà nhà nghiên cứu sử Đặng Hùng thu thập từ một số các cụ trong xã chứ không phải ông Phạm Hoàng Cử. Không những thế, trong bài viết qua các khâu biên tập đã không chú ý đến dấu đóng mở ngoặc kép (“”) khi hết lời của nhân vật cho nên người đọc cứ tưởng rằng đó là lời của ông Phạm Hoàng Cử nói về ông Phạm Tịch.
Để giải quyết những vướng mắc, trăn trở bà bức xúc của ông Cử, ngày 21-9, phóng viên báo Nhân Dân cùng với nhà nghiên cứu sử học Đặng Hùng đã có buổi làm việc với UBND xã Bình Nguyên và ông Phạm Hoàng Cử về những sai sót đáng tiếc này.
Thay mặt Bộ Biên tạp báo Nhân Dân, chúng tôi xin nghiêm túc nhận những sai sót dẫn tới hiểu lầm đối với ông Phạm Hoàng Cử. Đồng thời chúng tôi cũng tha thiết mong ông Phạm Tịch (xã Thanh Tân) lượng thứ. Qua đây chúng tôi muốn khẳng định, ông Phạm Hoàng Cử không phải là người nói và cung cấp thông tin về ông Phạm Tịch mà như mọi người nghĩ.  
Lời cuối, chúng tôi kính chúc sức khỏe và hạnh phúc tới ông Phạm Hoàng Cử và ông Phạm Tịch cùng toàn thể các cụ cao tuổi hai xã Bình Nguyên và Thanh Tân.
Thái Bình, ngày 27 tháng 9 năm 2011

2 nhận xét:

  1. hi hi dạo này có nhiều thông tin hay thế mà e ko tham gia đc

    Trả lờiXóa
  2. a Tùng add blog của e nhé

    http://chibao88.blogspot.com/

    Trả lờiXóa