Cập nhật lúc 03:46, Thứ ba, 25/05/2010 (GMT+7)
Mô hình hoa Ly ứng dụng công nghệ cao của công ty hoa nhiệt đới |
ND - Những năm gần đây, nhờ áp dụng hiệu quả tiến bộ kỹ thuật (TBKT) vào sản xuất cho nên kinh tế Sơn La liên tục tăng trưởng với tốc độ cao, trong đó nông nghiệp tăng trưởng bình quân từ 5 đến 6%/năm. Với Sơn La, ứng dụng TBKT phục vụ phát triển kinh tế - xã hội thông qua nhiều con đường khác nhau, như: Chuyển giao TBKT gắn với các dự án đầu tư; phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật...
Là tỉnh miền núi thuộc diện khó khăn, nhưng đến nay hoạt động khoa học và công nghệ (KH và CN) ở Sơn La có nhiều đổi mới và tiến bộ. Ðó là đổi mới cơ cấu đầu tư, giảm số đề tài, tăng dự án; gắn KH và CN với sản xuất. Khi chuyển giao TBKT thông qua các doanh nghiệp, nhiều kết quả nghiên cứu KH và CN mới được áp dụng nhanh và phổ biến, như: xây dựng bản đồ thổ nhưỡng, quy hoạch phát triển cây, con... Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Sơn La Phan Ðức Ngữ cho chúng tôi biết:
Mười năm trở lại đây, Sơn La phát triển được hơn 50 giống cây trồng mới (chủ yếu là giống lai về cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả, cây lâm nghiệp); bảy giống thủy sản, 20 giống gia súc, gia cầm... Nhiều mô hình công nghệ tưới ẩm, canh tác bền vững trên đất dốc được xây dựng và mở rộng. Công nghệ sạch, công nghệ nhà lưới, nhà kính, công nghệ sản xuất trên giá không đất bước đầu được áp dụng thành công và mở rộng tại khu nông nghiệp công nghệ cao huyện Mộc Châu và Mường La.
Ðến Công ty Hoa nhiệt đới Mộc Châu, chúng tôi được Trưởng phòng nghiên cứu, ứng dụng và sản xuất thực nghiệm (Trung tâm ứng dụng chuyển giao tiến bộ KH và CN) Ðỗ Ðức Hưng đưa đi thăm mô hình trồng hoa ly công nghệ cao. Anh Hưng cho biết: Công ty ra đời từ đề tài khoa học "Nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao xây dựng mô hình trồng thử nghiệm hoa ly tại Mộc Châu năm 2004". Hoa ly được Công ty Hoa nhiệt đới Mộc Châu nhập giống từ Hà Lan, trồng trong nhà kính, có hệ thống tưới tự động và giữ ẩm, làm lạnh hiện đại. Do đó, trên diện tích năm ha hoa của công ty, 20 công nhân, kỹ sư chăm sóc dễ dàng. Làm công nhân từ khi thành lập Công ty Hoa nhiệt đới, chị Trần Thị Thủy ở thị trấn Mộc Châu tâm sự: Trước khi vào làm ở công ty tôi trải qua nhiều khóa đào tạo nghiệp vụ về kỹ thuật trồng, chăm sóc hoa... Hoa ly là loài chăm sóc tương đối khó. Khó từ công đoạn ủ mầm đến phun thuốc trừ sâu, tưới tiêu, thu hoạch... nhưng nhờ công nhân công ty chăm sóc đúng kỹ thuật cho nên hoa ít mắc bệnh, phát triển tốt. Ðến nay, các dự án trồng hoa, rau ứng dụng công nghệ cao ở huyện Mường La và Mộc Châu đã nâng cao thu nhập cho nhiều hộ nông dân. Bình quân người dân thu nhập từ tiền cho thuê đất, hợp đồng lao động từ 25 đến 30 triệu đồng/ha/năm và gần một tỷ đồng/ha hoa ly/năm.
Ðánh giá về việc chuyển giao TBKT thông qua doanh nghiệp, Phó Giám đốc Sở KH và CN Sơn La Trần Văn Thinh cho biết: Việc chuyển giao TBKT thông qua doanh nghiệp bước đầu đem lại kết quả tốt là vì họ chủ động được nguồn vốn để xây dựng mô hình, đầu tư trang thiết bị hiện đại... Nhờ đó mà nhiều hộ nông dân có thể làm theo và nhân rộng. Ðây là một bước tiến tốt đang được tỉnh khuyến khích và ưu tiên. Bên cạnh việc chuyển giao tiến bộ KHKT thông qua các doanh nghiệp, hiện nay hoạt động KH và CN Sơn La ngày càng phát huy hiệu quả trong sản xuất và đời sống nhờ các phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật. Hằng năm, toàn tỉnh có gần một nghìn đề tài cấp cơ sở và hơn 1.500 sáng kiến được ứng dụng vào sản xuất. Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu Trần Công Chiến, cho biết: Trước đây, tỷ lệ bê đực, bê cái của công ty gần như tương đương nhau, gây lãng phí lớn về nguồn giống và sữa bò, vì bê đực sẽ phải thải. Nay, công ty áp dụng công nghệ phối giống tiên tiến của các chuyên gia nước ngoài (Tập đoàn Tetra Pak), cho tỷ lệ bê cái đạt 90%. Cách làm này giúp tăng đàn hiệu quả, giảm chi phí trong nhân giống. Với giống bò cao sản, muốn cho sữa nhiều và hàm lượng dinh dưỡng cao, từ đầu năm 2009, người nuôi bò sữa ở Mộc Châu áp dụng thí điểm mô hình cho bò ăn theo nhu cầu. Kết quả, lượng sữa tăng 18%/năm.
Cùng với doanh nghiệp, nhiều hộ dân đã ứng dụng các TBKT mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ðến nay nhiều nông dân Mộc Châu đã có quy trình sản xuất sữa với mô hình khép kín, có máy vắt sữa và dây chuyền sơ chế sữa ngay tại trại bò. Bà Vũ Thị Ðáng, ở cụm 70, thị trấn Mộc Châu, cho chúng tôi biết về "hoa hậu" bò sữa năm 2008 của gia đình: Thời kỳ đỉnh cao "hoa hậu" cho sản lượng sữa 75,5 kg/ngày, hiện tại là 72 kg/ngày. Bình quân các con bò khác cho sản lượng sữa từ 25 đến 40 kg/ngày. Mỗi kg sữa, gia đình được công ty hỗ trợ 400 đồng, để yên tâm sản xuất và có điều kiện chăm sóc bò theo chế độ riêng. Ngoài chế độ ăn theo nhu cầu, mỗi ngày "hoa hậu" được tăng cường thêm hai kg cỏ an-pha-pha của Mỹ có hàm lượng dinh dưỡng cao; mỗi tháng bổ sung ba liều thuốc bổ tăng cường thể lực, tiêm 10 chai thuốc bổ máu, bảo vệ sức khỏe. Mỗi ngày "hoa hậu" được vận động, mát-xa hai tiếng, một tiếng buổi sáng và một tiếng buổi chiều. Chỉ tính riêng lượng sữa của "hoa hậu" này, trừ hết chi phí đầu vào, mỗi tháng bà Ðáng lãi ròng khoảng 15 triệu đồng. Hiện, toàn tỉnh Sơn La có hơn 20 nghìn hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi nhờ phát huy sáng kiến, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật (trong đó có hàng nghìn hộ giỏi cấp tỉnh và hàng trăm hộ giỏi cấp trung ương). Hàng nghìn hộ đạt doanh thu từ 40 đến 100 triệu đồng/năm và hàng trăm hộ nuôi bò sữa ở Mộc Châu đạt doanh thu hàng tỷ đồng/năm. Qua tìm hiểu thực tế, việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật thông qua các doanh nghiệp ở Sơn La bước đầu đem lại kết quả tốt, tạo môi trường làm việc năng động, hiệu quả cho những người nông dân khi tham gia mở rộng sản xuất.
Giám đốc Trần Văn Thinh cho biết thêm: Mặc dù bước đầu chuyển giao, ứng dụng TBKT cho người dân đạt kết quả khả quan, nhưng để nâng cao chất lượng và hoạt động hiệu quả KH và CN một cách toàn diện, lâu dài Sơn La cần giải quyết bốn hạn chế sau: Thứ nhất, nhiều đề tài, dự án khoa học chất lượng thấp, chưa gắn được với sự phát triển kinh tế - xã hội. Thứ hai, khi kết thúc đề tài, công tác nhân rộng kết quả nghiên cứu còn chậm, chưa tạo được phong trào rộng khắp. Ðể tháo gỡ những khó khăn nói trên, trước hết, Sơn La tiếp tục đổi mới cơ cấu đầu tư các đề tài, dự án KH và CN theo hướng mở rộng do doanh nghiệp chủ trì với cơ chế doanh nghiệp đầu tư là chính, kinh phí sự nghiệp khoa học hỗ trợ. Thứ ba, tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp trong lĩnh vực phát triển tài sản trí tuệ, áp dụng ISO trong quản lý chất lượng, môi trường nhằm giúp doanh nghiệp hội nhập và phát triển. Tiến tới thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển KH và CN của tỉnh. Thứ tư, cần tăng cường hỗ trợ phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật; đẩy mạnh việc hướng dẫn, hỗ trợ kinh phí và tổ chức hội thi sáng tạo khoa học và kỹ thuật một cách sâu rộng, thường xuyên nhằm thúc đẩy hơn nữa phong trào lao động sáng tạo trong quần chúng.
Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Sơn La Phan Ðức Ngữ cho biết: Từ năm 2005 đến nay, bình quân mỗi năm Sơn La đầu tư kinh phí thực hiện từ 10 đến 15 đề tài khoa học và hàng chục dự án do doanh nghiệp chủ trì. Mỗi năm trên địa bàn tỉnh có hàng trăm dự án đầu tư lớn, nhỏ với tổng kinh phí hàng nghìn tỷ đồng, trong đó giá trị chuyển giao công nghệ hàng trăm tỷ đồng. Tổng kinh phí qua kênh sự nghiệp khoa học địa phương khoảng 10 tỷ đồng/năm, trong đó 50% kinh phí dành cho các đề tài, dự án cấp tỉnh. Lĩnh vực được tỉnh ưu tiên là nông nghiệp và nông thôn, chiếm 50% kinh phí.
Mười năm trở lại đây, Sơn La phát triển được hơn 50 giống cây trồng mới (chủ yếu là giống lai về cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả, cây lâm nghiệp); bảy giống thủy sản, 20 giống gia súc, gia cầm... Nhiều mô hình công nghệ tưới ẩm, canh tác bền vững trên đất dốc được xây dựng và mở rộng. Công nghệ sạch, công nghệ nhà lưới, nhà kính, công nghệ sản xuất trên giá không đất bước đầu được áp dụng thành công và mở rộng tại khu nông nghiệp công nghệ cao huyện Mộc Châu và Mường La.
Ðến Công ty Hoa nhiệt đới Mộc Châu, chúng tôi được Trưởng phòng nghiên cứu, ứng dụng và sản xuất thực nghiệm (Trung tâm ứng dụng chuyển giao tiến bộ KH và CN) Ðỗ Ðức Hưng đưa đi thăm mô hình trồng hoa ly công nghệ cao. Anh Hưng cho biết: Công ty ra đời từ đề tài khoa học "Nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao xây dựng mô hình trồng thử nghiệm hoa ly tại Mộc Châu năm 2004". Hoa ly được Công ty Hoa nhiệt đới Mộc Châu nhập giống từ Hà Lan, trồng trong nhà kính, có hệ thống tưới tự động và giữ ẩm, làm lạnh hiện đại. Do đó, trên diện tích năm ha hoa của công ty, 20 công nhân, kỹ sư chăm sóc dễ dàng. Làm công nhân từ khi thành lập Công ty Hoa nhiệt đới, chị Trần Thị Thủy ở thị trấn Mộc Châu tâm sự: Trước khi vào làm ở công ty tôi trải qua nhiều khóa đào tạo nghiệp vụ về kỹ thuật trồng, chăm sóc hoa... Hoa ly là loài chăm sóc tương đối khó. Khó từ công đoạn ủ mầm đến phun thuốc trừ sâu, tưới tiêu, thu hoạch... nhưng nhờ công nhân công ty chăm sóc đúng kỹ thuật cho nên hoa ít mắc bệnh, phát triển tốt. Ðến nay, các dự án trồng hoa, rau ứng dụng công nghệ cao ở huyện Mường La và Mộc Châu đã nâng cao thu nhập cho nhiều hộ nông dân. Bình quân người dân thu nhập từ tiền cho thuê đất, hợp đồng lao động từ 25 đến 30 triệu đồng/ha/năm và gần một tỷ đồng/ha hoa ly/năm.
Ðánh giá về việc chuyển giao TBKT thông qua doanh nghiệp, Phó Giám đốc Sở KH và CN Sơn La Trần Văn Thinh cho biết: Việc chuyển giao TBKT thông qua doanh nghiệp bước đầu đem lại kết quả tốt là vì họ chủ động được nguồn vốn để xây dựng mô hình, đầu tư trang thiết bị hiện đại... Nhờ đó mà nhiều hộ nông dân có thể làm theo và nhân rộng. Ðây là một bước tiến tốt đang được tỉnh khuyến khích và ưu tiên. Bên cạnh việc chuyển giao tiến bộ KHKT thông qua các doanh nghiệp, hiện nay hoạt động KH và CN Sơn La ngày càng phát huy hiệu quả trong sản xuất và đời sống nhờ các phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật. Hằng năm, toàn tỉnh có gần một nghìn đề tài cấp cơ sở và hơn 1.500 sáng kiến được ứng dụng vào sản xuất. Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu Trần Công Chiến, cho biết: Trước đây, tỷ lệ bê đực, bê cái của công ty gần như tương đương nhau, gây lãng phí lớn về nguồn giống và sữa bò, vì bê đực sẽ phải thải. Nay, công ty áp dụng công nghệ phối giống tiên tiến của các chuyên gia nước ngoài (Tập đoàn Tetra Pak), cho tỷ lệ bê cái đạt 90%. Cách làm này giúp tăng đàn hiệu quả, giảm chi phí trong nhân giống. Với giống bò cao sản, muốn cho sữa nhiều và hàm lượng dinh dưỡng cao, từ đầu năm 2009, người nuôi bò sữa ở Mộc Châu áp dụng thí điểm mô hình cho bò ăn theo nhu cầu. Kết quả, lượng sữa tăng 18%/năm.
Cùng với doanh nghiệp, nhiều hộ dân đã ứng dụng các TBKT mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ðến nay nhiều nông dân Mộc Châu đã có quy trình sản xuất sữa với mô hình khép kín, có máy vắt sữa và dây chuyền sơ chế sữa ngay tại trại bò. Bà Vũ Thị Ðáng, ở cụm 70, thị trấn Mộc Châu, cho chúng tôi biết về "hoa hậu" bò sữa năm 2008 của gia đình: Thời kỳ đỉnh cao "hoa hậu" cho sản lượng sữa 75,5 kg/ngày, hiện tại là 72 kg/ngày. Bình quân các con bò khác cho sản lượng sữa từ 25 đến 40 kg/ngày. Mỗi kg sữa, gia đình được công ty hỗ trợ 400 đồng, để yên tâm sản xuất và có điều kiện chăm sóc bò theo chế độ riêng. Ngoài chế độ ăn theo nhu cầu, mỗi ngày "hoa hậu" được tăng cường thêm hai kg cỏ an-pha-pha của Mỹ có hàm lượng dinh dưỡng cao; mỗi tháng bổ sung ba liều thuốc bổ tăng cường thể lực, tiêm 10 chai thuốc bổ máu, bảo vệ sức khỏe. Mỗi ngày "hoa hậu" được vận động, mát-xa hai tiếng, một tiếng buổi sáng và một tiếng buổi chiều. Chỉ tính riêng lượng sữa của "hoa hậu" này, trừ hết chi phí đầu vào, mỗi tháng bà Ðáng lãi ròng khoảng 15 triệu đồng. Hiện, toàn tỉnh Sơn La có hơn 20 nghìn hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi nhờ phát huy sáng kiến, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật (trong đó có hàng nghìn hộ giỏi cấp tỉnh và hàng trăm hộ giỏi cấp trung ương). Hàng nghìn hộ đạt doanh thu từ 40 đến 100 triệu đồng/năm và hàng trăm hộ nuôi bò sữa ở Mộc Châu đạt doanh thu hàng tỷ đồng/năm. Qua tìm hiểu thực tế, việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật thông qua các doanh nghiệp ở Sơn La bước đầu đem lại kết quả tốt, tạo môi trường làm việc năng động, hiệu quả cho những người nông dân khi tham gia mở rộng sản xuất.
Giám đốc Trần Văn Thinh cho biết thêm: Mặc dù bước đầu chuyển giao, ứng dụng TBKT cho người dân đạt kết quả khả quan, nhưng để nâng cao chất lượng và hoạt động hiệu quả KH và CN một cách toàn diện, lâu dài Sơn La cần giải quyết bốn hạn chế sau: Thứ nhất, nhiều đề tài, dự án khoa học chất lượng thấp, chưa gắn được với sự phát triển kinh tế - xã hội. Thứ hai, khi kết thúc đề tài, công tác nhân rộng kết quả nghiên cứu còn chậm, chưa tạo được phong trào rộng khắp. Ðể tháo gỡ những khó khăn nói trên, trước hết, Sơn La tiếp tục đổi mới cơ cấu đầu tư các đề tài, dự án KH và CN theo hướng mở rộng do doanh nghiệp chủ trì với cơ chế doanh nghiệp đầu tư là chính, kinh phí sự nghiệp khoa học hỗ trợ. Thứ ba, tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp trong lĩnh vực phát triển tài sản trí tuệ, áp dụng ISO trong quản lý chất lượng, môi trường nhằm giúp doanh nghiệp hội nhập và phát triển. Tiến tới thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển KH và CN của tỉnh. Thứ tư, cần tăng cường hỗ trợ phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật; đẩy mạnh việc hướng dẫn, hỗ trợ kinh phí và tổ chức hội thi sáng tạo khoa học và kỹ thuật một cách sâu rộng, thường xuyên nhằm thúc đẩy hơn nữa phong trào lao động sáng tạo trong quần chúng.
Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Sơn La Phan Ðức Ngữ cho biết: Từ năm 2005 đến nay, bình quân mỗi năm Sơn La đầu tư kinh phí thực hiện từ 10 đến 15 đề tài khoa học và hàng chục dự án do doanh nghiệp chủ trì. Mỗi năm trên địa bàn tỉnh có hàng trăm dự án đầu tư lớn, nhỏ với tổng kinh phí hàng nghìn tỷ đồng, trong đó giá trị chuyển giao công nghệ hàng trăm tỷ đồng. Tổng kinh phí qua kênh sự nghiệp khoa học địa phương khoảng 10 tỷ đồng/năm, trong đó 50% kinh phí dành cho các đề tài, dự án cấp tỉnh. Lĩnh vực được tỉnh ưu tiên là nông nghiệp và nông thôn, chiếm 50% kinh phí.
MAI QUÝ TÙNG
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét