Cập nhật lúc 10:14, Thứ năm, 04/06/2009 (GMT+7)
ND - Thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội theo hướng nông nghiệp đô thị, sinh thái bền vững, nâng cao chất lượng hàng hóa nông sản để bảo đảm an sinh xã hội, Trung tâm Giống cây trồng Hà Nội (TTGCTHN) đã lựa chọn được nhiều giống lúa mới cho năng suất, chất lượng cao, đặc biệt là hai giống lúa SH14 và SH2.
Từ năm 2002 đến 2008, qua công tác khảo nghiệm, TTGCTHN đã lựa chọn được 31 giống lúa mới có tiềm năng, năng suất, chất lượng cao và có khả năng chống chịu với các điều kiện ngoại cảnh bất lợi khi thực nghiệm tại trung tâm và các trại giống cây trồng. Nhóm lúa có tiềm năng, năng suất gồm 14 giống: DB13, X26, DT45, SH14, 94-1, A2, N2-05, TH7, D44, D31, D3, N5-05, DT84, Khang dân (đối chứng). Nhóm lúa lai có ba giống: TH3-5, TH7-2, TH8-3. Nhóm lúa nếp có ba giống: Nếp NN1 (nếp cái hoa vàng mới), nếp HP, nếp BM 9603. Qua khảo nghiệm các vụ trước và kết quả bước đầu vụ xuân năm 2009, TTGCTHN cho biết, hiện có nhiều giống lúa tiềm năng cần được tiếp tục khảo nghiệm ở diện rộng để có kết luận chính xác hơn khi giới thiệu, khuyến cáo tới bà con nông dân.
Trao đổi với chúng tôi, Giám đốc TTGCTHN Nguyễn Bá Sướng cho biết: Từ kết quả khảo nghiệm các giống lúa vụ xuân 2009, TTGCTHN giới thiệu đến nông dân hai giống lúa có hiệu quả kinh tế cao là giống SH2 và SH14. Giống lúa SH2, nguồn gốc là giống lúa thuần do PGS, TS Tạ Minh Sơn cùng các cộng sự của Trung tâm Chuyển giao công nghệ và Khuyến nông (Viện Cây lương thực và cây thực phẩm - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) chọn tạo, giới thiệu đưa ra sản xuất. Giống lúa SH2 có thời gian sinh trưởng vào vụ mùa từ 100 đến 105 ngày, vụ xuân từ 125 đến 135 ngày. Chiều cao cây lúa khoảng 95 đến 105 cm với các đặc tính: Cây gọn, lá đòng cứng, cứng cây, đẻ nhánh khá, bông to, hạt nhỏ mầu vàng sáng, tỷ lệ gạo nguyên cao, cơm dẻo, thơm nhẹ, vị đậm, không nát, chống đổ, chịu rét tốt, chống chịu các bệnh đạo ôn, bạc lá và khô vằn. Năng suất bình quân đạt khoảng 5,6 đến 6,5 tấn/ha/vụ.
Giống lúa SH14 nguồn gốc là giống lúa Sông Hồng 14 do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển lúa (Viện Cây lương thực và cây thực phẩm) lai tạo, chọn lọc từ tổ hợp lai (IR 10198). Giống lúa này có đặc tính thích ứng rộng vì cấy được cả vụ xuân, vụ mùa trên các chân đất khác nhau, song thích hợp nhất là chân đất vàn-vàn trũng. SH14 có khả năng chống chịu tốt với các đối tượng dịch hại và các điều kiện ngoại cảnh bất lợi như: Rầy nâu, khô vằn, đạo ôn, chịu rét khá tốt, nhất ở giai đoạn trổ bông (không bị lép đầu bông như giống lúa Khang dân, Q5). Không những thế, SH14 còn thâm canh khá, chống đổ tốt hơn giống Q5, thích hợp cho việc gieo trồng ở vụ mùa và đất chân vàn trũng. Giống SH14 bông to, xếp hạt xít, tỷ lệ hạt chắc cao từ 170 đến 400 hạt chắc/bông. Lúa SH14 còn cho gạo trắng trong, cơm mềm ngon và tỷ lệ gạo nguyên khi xay xát cũng cao hơn giống lúa Q5, Khang dân. Năng suất bình quân đạt khoảng 6,0 tấn/ha/vụ, thâm canh tốt đạt 7,0 đến 8,0 tấn/ha/vụ.
Từ vụ mùa năm 2007 đến nay, TTGCTHN đưa giống lúa SH2 và SH14 vào khảo nghiệm tại trung tâm và các vùng sinh thái khác nhau ở các huyện ngoại thành Hà Nội như: Trại giống cây trồng huyện Thường Tín; HTX Ðồng Phú, huyện Chương Mỹ; HTX Ðại Ðồng, huyện Thạch Thất; HTX Tam Hưng, huyện Thanh Oai; HTX Vạn Thái, huyện Ứng Hòa...
Qua ba vụ khảo nghiệm trên, giống SH2 và SH14 đã cho kết quả tốt. Ðến nay, SH14, SH2 đang từng bước được mở rộng tại các huyện Mê Linh, Sóc Sơn, Thanh Oai, Thạch Thất... Vụ xuân 2009, diện tích lúa SH2 huyện Thạch Thất đã cấy 500 ha và 300 ha SH14. Do có những đặc tính và ưu thế vượt trội hơn giống Khang dân, Q5, giống lúa SH14 và SH2 có thời gian thu hoạch đến sớm, gạo ngon, năng suất, chống chọi với dịch bệnh và thiên tai tốt hơn. Hiện nay có nhiều tỉnh, thành phố đang từng bước mở rộng hai giống lúa SH2 và SH14 trong sản xuất như: Bắc Giang, Phú Thọ, Hưng Yên, Thái Bình, Ðiện Biên, Nghệ An, Hà Tĩnh... Diện tích gieo trồng ước tính đạt mười nghìn ha.
Nhận xét về hai giống lúa trên, Trạm trưởng khuyến nông huyện Thạch Thất Kiều Hải cho biết: Hai giống này có nhiều điểm nổi bật như cơm ngon, chịu rét tốt, khả năng chống đổ cao và ít mắc bệnh đạo ôn, khô vằn... Từ thực tế đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cho phép mở rộng thêm diện tích gieo cấy hai giống lúa SH2, SH14 và dần dần cho thay thế hai giống lúa Khang dân và Q5.
Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hà Nội Phạm Ngọc Thạch cho biết: Diện tích lúa một vụ của Hà Nội hiện nay là 100 nghìn ha. Chủ trương của Hà Nội trong thời gian tới: Giảm diện tích đối với giống lúa tuy năng suất cao nhưng chất lượng thấp để thay thế giống lúa có chất lượng và năng suất cao. Trong thời gian tới, thành phố tiếp tục chuyển giao, mở rộng diện tích để giống lúa nội có chỗ đứng vững chắc trên đồng ruộng ở Hà Nội. Rút kinh nghiệm đối với việc mở rộng của cây giống mới trước đây các huyện, cơ sở cần kết hợp với TTGCTHN nghiên cứu, khảo nghiệm ở nhiều vùng đất khác nhau để có nhận định chính xác, tránh tình trạng nhiều nơi không nghiên cứu, khảo nghiệm mà đồng loạt cấy giống BC15 dẫn đến bị bệnh rầy nâu, cuốn lá.
Theo định hướng của TP Hà Nội, sau khi chuyển giao ứng dụng khoa học kỹ thuật vào các giống lúa mới, những cánh đồng lúa của Hà Nội phấn đấu đạt từ 120 đến 150 triệu đồng/ha/năm, giai đoạn 2009-2012.
Trao đổi với chúng tôi, Giám đốc TTGCTHN Nguyễn Bá Sướng cho biết: Từ kết quả khảo nghiệm các giống lúa vụ xuân 2009, TTGCTHN giới thiệu đến nông dân hai giống lúa có hiệu quả kinh tế cao là giống SH2 và SH14. Giống lúa SH2, nguồn gốc là giống lúa thuần do PGS, TS Tạ Minh Sơn cùng các cộng sự của Trung tâm Chuyển giao công nghệ và Khuyến nông (Viện Cây lương thực và cây thực phẩm - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) chọn tạo, giới thiệu đưa ra sản xuất. Giống lúa SH2 có thời gian sinh trưởng vào vụ mùa từ 100 đến 105 ngày, vụ xuân từ 125 đến 135 ngày. Chiều cao cây lúa khoảng 95 đến 105 cm với các đặc tính: Cây gọn, lá đòng cứng, cứng cây, đẻ nhánh khá, bông to, hạt nhỏ mầu vàng sáng, tỷ lệ gạo nguyên cao, cơm dẻo, thơm nhẹ, vị đậm, không nát, chống đổ, chịu rét tốt, chống chịu các bệnh đạo ôn, bạc lá và khô vằn. Năng suất bình quân đạt khoảng 5,6 đến 6,5 tấn/ha/vụ.
Giống lúa SH14 nguồn gốc là giống lúa Sông Hồng 14 do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển lúa (Viện Cây lương thực và cây thực phẩm) lai tạo, chọn lọc từ tổ hợp lai (IR 10198). Giống lúa này có đặc tính thích ứng rộng vì cấy được cả vụ xuân, vụ mùa trên các chân đất khác nhau, song thích hợp nhất là chân đất vàn-vàn trũng. SH14 có khả năng chống chịu tốt với các đối tượng dịch hại và các điều kiện ngoại cảnh bất lợi như: Rầy nâu, khô vằn, đạo ôn, chịu rét khá tốt, nhất ở giai đoạn trổ bông (không bị lép đầu bông như giống lúa Khang dân, Q5). Không những thế, SH14 còn thâm canh khá, chống đổ tốt hơn giống Q5, thích hợp cho việc gieo trồng ở vụ mùa và đất chân vàn trũng. Giống SH14 bông to, xếp hạt xít, tỷ lệ hạt chắc cao từ 170 đến 400 hạt chắc/bông. Lúa SH14 còn cho gạo trắng trong, cơm mềm ngon và tỷ lệ gạo nguyên khi xay xát cũng cao hơn giống lúa Q5, Khang dân. Năng suất bình quân đạt khoảng 6,0 tấn/ha/vụ, thâm canh tốt đạt 7,0 đến 8,0 tấn/ha/vụ.
Từ vụ mùa năm 2007 đến nay, TTGCTHN đưa giống lúa SH2 và SH14 vào khảo nghiệm tại trung tâm và các vùng sinh thái khác nhau ở các huyện ngoại thành Hà Nội như: Trại giống cây trồng huyện Thường Tín; HTX Ðồng Phú, huyện Chương Mỹ; HTX Ðại Ðồng, huyện Thạch Thất; HTX Tam Hưng, huyện Thanh Oai; HTX Vạn Thái, huyện Ứng Hòa...
Qua ba vụ khảo nghiệm trên, giống SH2 và SH14 đã cho kết quả tốt. Ðến nay, SH14, SH2 đang từng bước được mở rộng tại các huyện Mê Linh, Sóc Sơn, Thanh Oai, Thạch Thất... Vụ xuân 2009, diện tích lúa SH2 huyện Thạch Thất đã cấy 500 ha và 300 ha SH14. Do có những đặc tính và ưu thế vượt trội hơn giống Khang dân, Q5, giống lúa SH14 và SH2 có thời gian thu hoạch đến sớm, gạo ngon, năng suất, chống chọi với dịch bệnh và thiên tai tốt hơn. Hiện nay có nhiều tỉnh, thành phố đang từng bước mở rộng hai giống lúa SH2 và SH14 trong sản xuất như: Bắc Giang, Phú Thọ, Hưng Yên, Thái Bình, Ðiện Biên, Nghệ An, Hà Tĩnh... Diện tích gieo trồng ước tính đạt mười nghìn ha.
Nhận xét về hai giống lúa trên, Trạm trưởng khuyến nông huyện Thạch Thất Kiều Hải cho biết: Hai giống này có nhiều điểm nổi bật như cơm ngon, chịu rét tốt, khả năng chống đổ cao và ít mắc bệnh đạo ôn, khô vằn... Từ thực tế đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cho phép mở rộng thêm diện tích gieo cấy hai giống lúa SH2, SH14 và dần dần cho thay thế hai giống lúa Khang dân và Q5.
Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hà Nội Phạm Ngọc Thạch cho biết: Diện tích lúa một vụ của Hà Nội hiện nay là 100 nghìn ha. Chủ trương của Hà Nội trong thời gian tới: Giảm diện tích đối với giống lúa tuy năng suất cao nhưng chất lượng thấp để thay thế giống lúa có chất lượng và năng suất cao. Trong thời gian tới, thành phố tiếp tục chuyển giao, mở rộng diện tích để giống lúa nội có chỗ đứng vững chắc trên đồng ruộng ở Hà Nội. Rút kinh nghiệm đối với việc mở rộng của cây giống mới trước đây các huyện, cơ sở cần kết hợp với TTGCTHN nghiên cứu, khảo nghiệm ở nhiều vùng đất khác nhau để có nhận định chính xác, tránh tình trạng nhiều nơi không nghiên cứu, khảo nghiệm mà đồng loạt cấy giống BC15 dẫn đến bị bệnh rầy nâu, cuốn lá.
Theo định hướng của TP Hà Nội, sau khi chuyển giao ứng dụng khoa học kỹ thuật vào các giống lúa mới, những cánh đồng lúa của Hà Nội phấn đấu đạt từ 120 đến 150 triệu đồng/ha/năm, giai đoạn 2009-2012.
Mai Quý Tùng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét