Cập nhật lúc 01:25, Thứ năm, 18/02/2010 (GMT+7)
Đóng gói sản phẩm. Ảnh: TTXVN |
ND - Thống kê gần đây nhất của Viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch cho thấy, khi thu hoạch nông sản phần lớn các địa phương trong cả nước đều bị tổn thất về sản lượng trong và sau thu hoạch.
Ðối với cây trồng chính là lúa bị tổn thất từ 11 đến 13%, ngô 13 đến 15% do khâu thu hoạch, phơi sấy bảo quản và xay xát, chế biến người dân làm không tốt và thiếu kinh nghiệm bảo quản. Ngoài sự tổn thất về sản lượng, nông sản còn bị sụt giảm đáng kể về chất lượng như: nhiễm aflatoxin đối với ngô, achrotoxin A đối với cà-phê, làm giá hạt thương phẩm bị giảm từ 10 đến 20%; rau quả và thủy sản đánh bắt bị tổn thất hơn 20% cả về sản lượng và chất lượng. Một trong những giải pháp tích cực mà ngành nông nghiệp Việt Nam đang phấn đấu là giảm thiểu tổn thất sau thu hoạch tới mức thấp nhất bằng cách áp dụng hiệu quả cơ giới hóa (CGH) và ứng dụng các kỹ thuật sơ chế, bảo quản tiên tiến.
Tính đến nay, cả nước có hơn sáu nghìn máy thu hoạch lúa các loại, trong đó có hơn hai nghìn máy gặt đập liên hợp được sử dụng chủ yếu ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL), còn lại là máy gặt lúa rải hàng. Ðể khuyến khích các nhà chế tạo, cung ứng và giới thiệu cho người dân các loại máy gặt đập liên hợp tốt, từ năm 2006, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức bình tuyển máy thu hoạch lúa ở các tỉnh ÐBSCL. Qua bốn năm bình tuyển, kết quả cho thấy, đa phần máy gặt đập liên hợp do Trung Quốc sản xuất chiếm ưu thế, được người dân ưa chuộng hơn các máy chế tạo trong nước. Nguyên nhân là vì các loại máy này có nhiều tính năng, giá thành thấp, dễ sử dụng, có thể làm việc ở những địa hình khó khăn. So với các nước trong khu vực, mức độ cơ giới hóa nông nghiệp của Việt Nam còn thấp, trang bị động lực bình quân đạt 1,16 CV/ha. Hiện nay, phần lớn các tỉnh áp dụng CGH vào sản xuất chưa đồng đều, nhiều tỉnh mới manh nha đưa CGH vào sản xuất. Như vậy có thể thấy việc đưa CGH vào sản xuất có một vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội, vì xét đến cùng CGH đã được chứng minh giảm gần 50% số công lao động cho người dân, đáp ứng được yêu cầu thời vụ khi cho năng suất, chất lượng cao và ổn định. Ở khu vực đồng bằng sông Hồng được các tỉnh nhận định là áp dụng các tiến bộ khoa học-kỹ thuật muộn hơn và không đồng đều so với khu vực ÐBSCL, nhưng qua thử nghiệm bước đầu có tính khả quan và được các tỉnh chấp nhận. Thời điểm hiện nay, Việt Nam đã sử dụng CGH thu hoạch lúa, lạc, ngô vào sản xuất. Việc áp dụng CGH thu hoạch lúa, lạc, ngô, tỷ lệ tổn thất bình quân khi thu hoạch thấp dưới 5% (chỉ bằng một nửa so với phương pháp thu hoạch thủ công). Mức giảm chi phí so với phương pháp thu hoạch thủ công 20%. Mức giảm công lao động so với thu hoạch thủ công 90%.
Theo các nhà khoa học, nhằm giảm thấp nhất tổn thất sau thu hoạch, chúng ta cần nghiên cứu công nghệ và thiết bị phục vụ công nghiệp chế biến, chú trọng chế biến tinh sâu, chế biến thực phẩm chức năng và đa dạng hóa sản phẩm từ lương thực và rau quả. Bên cạnh đó, nghiên cứu công nghệ và thiết bị trong hệ thống kho bảo quản nông sản, nhanh chóng áp dụng hệ thống silô trong bảo quản thóc. Ưu tiên công nghệ và thiết bị bảo quản lạnh có điều tiết khí. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học để tạo ra một số chế phẩm sinh học phục vụ bảo quản nông sản. Việc giảm tổn thất nông sản trong và sau thu hoạch và nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm là điều chúng ta đã làm được. Tuy nhiên, hiện nay ở nhiều tỉnh, thành phố việc áp dụng CGH vào sản xuất chưa nhiều. Khâu bảo quản, chế biến không đồng bộ cho nên cơ bản người dân vẫn thường làm theo phương pháp thủ công. Mặt khác chúng ta chưa làm chủ được công nghệ, phần lớn phải nhập khẩu, cho nên tính chủ động trong sản xuất và năng suất, chất lượng sản phẩm chưa cao.
Tính đến nay, cả nước có hơn sáu nghìn máy thu hoạch lúa các loại, trong đó có hơn hai nghìn máy gặt đập liên hợp được sử dụng chủ yếu ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL), còn lại là máy gặt lúa rải hàng. Ðể khuyến khích các nhà chế tạo, cung ứng và giới thiệu cho người dân các loại máy gặt đập liên hợp tốt, từ năm 2006, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức bình tuyển máy thu hoạch lúa ở các tỉnh ÐBSCL. Qua bốn năm bình tuyển, kết quả cho thấy, đa phần máy gặt đập liên hợp do Trung Quốc sản xuất chiếm ưu thế, được người dân ưa chuộng hơn các máy chế tạo trong nước. Nguyên nhân là vì các loại máy này có nhiều tính năng, giá thành thấp, dễ sử dụng, có thể làm việc ở những địa hình khó khăn. So với các nước trong khu vực, mức độ cơ giới hóa nông nghiệp của Việt Nam còn thấp, trang bị động lực bình quân đạt 1,16 CV/ha. Hiện nay, phần lớn các tỉnh áp dụng CGH vào sản xuất chưa đồng đều, nhiều tỉnh mới manh nha đưa CGH vào sản xuất. Như vậy có thể thấy việc đưa CGH vào sản xuất có một vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội, vì xét đến cùng CGH đã được chứng minh giảm gần 50% số công lao động cho người dân, đáp ứng được yêu cầu thời vụ khi cho năng suất, chất lượng cao và ổn định. Ở khu vực đồng bằng sông Hồng được các tỉnh nhận định là áp dụng các tiến bộ khoa học-kỹ thuật muộn hơn và không đồng đều so với khu vực ÐBSCL, nhưng qua thử nghiệm bước đầu có tính khả quan và được các tỉnh chấp nhận. Thời điểm hiện nay, Việt Nam đã sử dụng CGH thu hoạch lúa, lạc, ngô vào sản xuất. Việc áp dụng CGH thu hoạch lúa, lạc, ngô, tỷ lệ tổn thất bình quân khi thu hoạch thấp dưới 5% (chỉ bằng một nửa so với phương pháp thu hoạch thủ công). Mức giảm chi phí so với phương pháp thu hoạch thủ công 20%. Mức giảm công lao động so với thu hoạch thủ công 90%.
Theo các nhà khoa học, nhằm giảm thấp nhất tổn thất sau thu hoạch, chúng ta cần nghiên cứu công nghệ và thiết bị phục vụ công nghiệp chế biến, chú trọng chế biến tinh sâu, chế biến thực phẩm chức năng và đa dạng hóa sản phẩm từ lương thực và rau quả. Bên cạnh đó, nghiên cứu công nghệ và thiết bị trong hệ thống kho bảo quản nông sản, nhanh chóng áp dụng hệ thống silô trong bảo quản thóc. Ưu tiên công nghệ và thiết bị bảo quản lạnh có điều tiết khí. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học để tạo ra một số chế phẩm sinh học phục vụ bảo quản nông sản. Việc giảm tổn thất nông sản trong và sau thu hoạch và nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm là điều chúng ta đã làm được. Tuy nhiên, hiện nay ở nhiều tỉnh, thành phố việc áp dụng CGH vào sản xuất chưa nhiều. Khâu bảo quản, chế biến không đồng bộ cho nên cơ bản người dân vẫn thường làm theo phương pháp thủ công. Mặt khác chúng ta chưa làm chủ được công nghệ, phần lớn phải nhập khẩu, cho nên tính chủ động trong sản xuất và năng suất, chất lượng sản phẩm chưa cao.
MAI QUÝ TÙNG
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét