Thứ hai, 12/05/2014 - 04:28 AM (GMT+7)
Trường Sa mùa này đẹp như tranh vẽ - trời xanh, mây trắng, nắng
vàng. Thật hạnh phúc và may mắn khi chúng tôi được tham gia đoàn công
tác, có hơn 10 ngày hành trình ra thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ và
nhân dân trên quần đảo Trường Sa, nhà giàn DK1.
Ðiểm đến đầu tiên của đoàn công tác là cụm đảo Ðá Lớn A, B, C.
Tới đảo, tất cả mọi người không ai bảo ai, đồng thanh thốt lên: "Trường
Sa đây rồi, Trường Sa thân yêu. Cuối cùng mình cũng đến được Trường
Sa". Sau chút bỡ ngỡ ban đầu, mọi người đều chung cảm nhận như được trở
về nhà. Khí hậu thủy văn ở đảo Ðá Lớn mang đặc trưng mùa hè mát, mùa
đông ấm. Mùa này trời yên, biển lặng, tàu thuyền của ngư dân đi lại,
đánh bắt, khai thác, chế biến hải sản trong khu vực thuận tiện nhộn
nhịp. Dẫn chúng tôi đi thăm đảo Ðá Lớn, Chỉ huy trưởng đảo, Ðại úy Ðinh
Văn Diệu cho biết: Ngoài nhiệm vụ chính là canh giữ biển, trời, đảo Ðá
Lớn còn làm tốt công tác xác nhận tàu cá, giúp đỡ, hướng dẫn ngư dân
Việt Nam ra đánh bắt hải sản. Bốn tháng đầu năm 2014, đảo Ðá Lớn cấp
cứu thành công cho hai ngư dân bị tai nạn lao động; khám, chữa bệnh,
cấp thuốc cho 70 lượt ngư dân, cấp hơn ba nghìn lít nước ngọt cho các
tàu cá...
Nếu như những đảo đá chìm có kết cấu tương đối giống nhau, thì trên các đảo nổi thuộc quần đảo Trường Sa cơ sở hạ tầng được thiết kế khá đa dạng, tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên và nhu cầu sử dụng của các công trình. Ở các đảo: Nam Yết, Sinh Tồn, Sơn Ca, Trường Sa Lớn có nhiều cây xanh, trường học, trạm y tế, chùa chiền. Trong chuyến công tác, chúng tôi được tham gia chào cờ trên đảo. Vốn đã dự rất nhiều lễ chào cờ hằng tuần ở đất liền, nhưng đứng trước cột mốc chủ quyền thiêng liêng, trước cờ Tổ quốc tung bay, trước biển trời bao la, không ai không xúc động. Ðứng trước bia mộ của các liệt sĩ mà tuổi đời còn rất trẻ, nhiều đại biểu đã không nén được cảm xúc. Các anh đã hòa mình trong sóng biển để bảo vệ chủ quyền của đất nước trên Biển Ðông. Sự hy sinh ấy như nhắc nhở các đại biểu tham gia hành trình rằng, chủ quyền của đất nước đã phải đổi bằng xương máu, tính mạng của những người lính đảo. Trước đài tưởng niệm uy nghi, mỗi đại biểu đều nhận ra rằng, có được hòn đảo đẹp và khang trang như vậy thì sự hy sinh của nhiều thế hệ người Việt Nam là không thể kể hết. Thế nên, mỗi người cần phải sống xứng đáng hơn, ngày mai sống tốt hơn ngày hôm nay để sự hy sinh của các chiến sĩ không vô nghĩa. Anh Nguyễn Bùi Khiêm, cán bộ Ban Tổ chức T.Ư chia sẻ: Lần đầu ra thăm đảo Trường Sa, trong tôi có nhiều cung bậc cảm xúc. Tiếp xúc với các chiến sĩ trên đảo, tôi như được tiếp thêm sức mạnh về lòng yêu nước. Với anh, chuyến đi này có một ý nghĩa đặc biệt khi mang cây đa linh thiêng ra trồng trước ngôi chùa ở đảo Trường Sa Lớn. Cây đa đã được làm lễ tại Ðền Hùng (tỉnh Phú Thọ) và anh đã lấy một phần đất ở Ðền Hùng, một phần đất ở Hoàng Thành Thăng Long để góp cùng đất, nắng, gió ở Trường Sa nuôi dưỡng cây đa đó.
Hôm ở Trường Sa Lớn, chúng tôi được gặp và trò chuyện với chiến sĩ Nguyễn Quốc Ðức (Hà Nội). Ðức có khuôn mặt khôi ngô, người cao, thân hình rắn rỏi, chững chạc hơn nhiều so với tuổi 19 của mình. Em là người Hà Nội, tình nguyện viết đơn xin làm lính Trường Sa khi chưa đủ 18 tuổi (17 tuổi, sáu tháng). Trước khi trở thành chiến sĩ Trường Sa, Ðức từng có hơn bảy năm học tập ở nước ngoài. Và ý định trở thành chiến sĩ Trường Sa được Ðức đã ấp ủ, nung nấu ngay từ ngày học trung học cơ sở. Ngày chúng tôi gặp Ðức cũng là thời khắc chứng kiến cảnh hai bố con hội ngộ. Người bố ra thăm đảo rồi trở về đất liền. Người con tiếp tục ở lại bảo vệ Trường Sa. Cả hai ôm nhau khóc òa trong hạnh phúc.
Ðến thăm gia đình anh Nguyễn Phong Danh và vợ là Phạm Thị Như Trinh, chúng tôi càng hiểu hơn nghị lực của cư dân Trường Sa. Lúc chúng tôi đến thăm, anh Danh đang chăm giàn bí, chị Trinh ru đứa con thứ hai ngủ. Ở trong phòng, cháu lớn là Nguyễn Phong Ðạt, học sinh lớp 1, đang miệt mài ôn tập bài cũ. Dẫn chúng tôi thăm nhà, thăm mô hình "VAC" của gia đình, anh Danh khoe: "Hằng tuần, vợ mình còn hái rau san sẻ với chiến sĩ trên đảo". Ngoài thời gian bám biển đánh cá, anh Danh còn ở nhà phụ giúp vợ chăm sóc con cái, dạy các cháu học bài. Ðồng chí Phạm Văn Hòa, Chủ tịch UBND thị trấn Trường Sa, kiêm Hiệu trưởng Trường tiểu học Trường Sa cho biết: Ở đây các lớp học được xây dựng kiên cố, bố trí ngăn nắp. Ðiều mà chúng tôi yên tâm là các thầy giáo không chỉ giỏi về chuyên môn mà còn gắn bó, tâm huyết với nghề. Thế nên, trẻ em ở đây rất ham học và đều có học lực khá, giỏi.
Trong hành trình đến với Trường Sa thân yêu, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức nhiều hoạt động triển lãm lưu động "Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử" tại đảo Trường Sa Lớn; trao tặng bộ bản đồ và tư liệu cho đảo Sinh Tồn, Nam Yết. Ðây là hoạt động nhằm góp phần động viên, khích lệ cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên các đảo giữ vững tay súng, bảo vệ vững chắc chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Bộ bản đồ và tư liệu được trưng bày tại các đảo giúp cán bộ, nhân dân từ đất liền, kiều bào ta ở nước ngoài khi ra thăm đảo, hiểu rõ hơn về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Bên cạnh các hoạt động trưng bày, triển lãm bản đồ, tư liệu lịch sử về Hoàng Sa, Trường Sa, tại đảo Trường Sa Lớn và Sinh Tồn còn tổ chức khánh thành điểm bưu điện văn hóa xã, nhằm cung cấp các dịch vụ bưu chính, viễn thông, tổ chức hoạt động đọc sách, báo miễn phí cho chiến sĩ và nhân dân trên đảo.
Chia tay các chiến sĩ, người dân ở quần đảo Trường Sa và nhà giàn DK1, ai nấy trong chúng tôi cũng đều cảm thấy bùi ngùi, bịn rịn. Tất cả nắm chặt tay nhau, hòa nhịp trái tim và cùng hát bài Nơi đảo xa, Gần lắm Trường Sa, Nối vòng tay lớn...
Nếu như những đảo đá chìm có kết cấu tương đối giống nhau, thì trên các đảo nổi thuộc quần đảo Trường Sa cơ sở hạ tầng được thiết kế khá đa dạng, tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên và nhu cầu sử dụng của các công trình. Ở các đảo: Nam Yết, Sinh Tồn, Sơn Ca, Trường Sa Lớn có nhiều cây xanh, trường học, trạm y tế, chùa chiền. Trong chuyến công tác, chúng tôi được tham gia chào cờ trên đảo. Vốn đã dự rất nhiều lễ chào cờ hằng tuần ở đất liền, nhưng đứng trước cột mốc chủ quyền thiêng liêng, trước cờ Tổ quốc tung bay, trước biển trời bao la, không ai không xúc động. Ðứng trước bia mộ của các liệt sĩ mà tuổi đời còn rất trẻ, nhiều đại biểu đã không nén được cảm xúc. Các anh đã hòa mình trong sóng biển để bảo vệ chủ quyền của đất nước trên Biển Ðông. Sự hy sinh ấy như nhắc nhở các đại biểu tham gia hành trình rằng, chủ quyền của đất nước đã phải đổi bằng xương máu, tính mạng của những người lính đảo. Trước đài tưởng niệm uy nghi, mỗi đại biểu đều nhận ra rằng, có được hòn đảo đẹp và khang trang như vậy thì sự hy sinh của nhiều thế hệ người Việt Nam là không thể kể hết. Thế nên, mỗi người cần phải sống xứng đáng hơn, ngày mai sống tốt hơn ngày hôm nay để sự hy sinh của các chiến sĩ không vô nghĩa. Anh Nguyễn Bùi Khiêm, cán bộ Ban Tổ chức T.Ư chia sẻ: Lần đầu ra thăm đảo Trường Sa, trong tôi có nhiều cung bậc cảm xúc. Tiếp xúc với các chiến sĩ trên đảo, tôi như được tiếp thêm sức mạnh về lòng yêu nước. Với anh, chuyến đi này có một ý nghĩa đặc biệt khi mang cây đa linh thiêng ra trồng trước ngôi chùa ở đảo Trường Sa Lớn. Cây đa đã được làm lễ tại Ðền Hùng (tỉnh Phú Thọ) và anh đã lấy một phần đất ở Ðền Hùng, một phần đất ở Hoàng Thành Thăng Long để góp cùng đất, nắng, gió ở Trường Sa nuôi dưỡng cây đa đó.
Thầy và trò Trường tiểu học xã Sinh Tồn vui mừng bên môi trường mới.
Ðến Trường Sa hôm nay, chúng tôi không khỏi vui mừng khi gặp khá
nhiều cư dân nhỏ tuổi được sinh ra ở quần đảo này. Thừa hưởng nét văn
hóa đặc trưng ở đảo, các em sớm ý thức được sứ mệnh của mình là công
dân nơi tuyến đầu Tổ quốc. Thế nên, khi có đoàn khách từ đất liền ra,
các em trở thành hướng dẫn viên, giúp các đại biểu hiểu và yêu hơn quần
đảo mà ở đó, các em đã sinh ra và lớn lên. Theo chân các em đến thăm
các khu dân cư được quy hoạch khang trang và an toàn trước bão tố,
chúng tôi hiểu vì sao những cư dân trên đảo yên tâm bám biển, tạo dựng
cuộc sống. Với mỗi gia đình, được sống ở đảo là niềm tự hào là vinh dự
mà họ đã chọn. Trên đảo hiện nay không chỉ có những loại cây đặc trưng
của vùng gió mặn như: Phong ba, bão táp, phi lao, xương rồng...; không
chỉ có cá, tôm sản vật của biển, mà ở đây đã xuất hiện nhiều cây trái
vốn chỉ trồng được trong các vùng nước ngọt như: Ðu đủ, bầu, bí, mướp
và gia súc, gia cầm cũng phát triển khá mạnh.Hôm ở Trường Sa Lớn, chúng tôi được gặp và trò chuyện với chiến sĩ Nguyễn Quốc Ðức (Hà Nội). Ðức có khuôn mặt khôi ngô, người cao, thân hình rắn rỏi, chững chạc hơn nhiều so với tuổi 19 của mình. Em là người Hà Nội, tình nguyện viết đơn xin làm lính Trường Sa khi chưa đủ 18 tuổi (17 tuổi, sáu tháng). Trước khi trở thành chiến sĩ Trường Sa, Ðức từng có hơn bảy năm học tập ở nước ngoài. Và ý định trở thành chiến sĩ Trường Sa được Ðức đã ấp ủ, nung nấu ngay từ ngày học trung học cơ sở. Ngày chúng tôi gặp Ðức cũng là thời khắc chứng kiến cảnh hai bố con hội ngộ. Người bố ra thăm đảo rồi trở về đất liền. Người con tiếp tục ở lại bảo vệ Trường Sa. Cả hai ôm nhau khóc òa trong hạnh phúc.
Ðến thăm gia đình anh Nguyễn Phong Danh và vợ là Phạm Thị Như Trinh, chúng tôi càng hiểu hơn nghị lực của cư dân Trường Sa. Lúc chúng tôi đến thăm, anh Danh đang chăm giàn bí, chị Trinh ru đứa con thứ hai ngủ. Ở trong phòng, cháu lớn là Nguyễn Phong Ðạt, học sinh lớp 1, đang miệt mài ôn tập bài cũ. Dẫn chúng tôi thăm nhà, thăm mô hình "VAC" của gia đình, anh Danh khoe: "Hằng tuần, vợ mình còn hái rau san sẻ với chiến sĩ trên đảo". Ngoài thời gian bám biển đánh cá, anh Danh còn ở nhà phụ giúp vợ chăm sóc con cái, dạy các cháu học bài. Ðồng chí Phạm Văn Hòa, Chủ tịch UBND thị trấn Trường Sa, kiêm Hiệu trưởng Trường tiểu học Trường Sa cho biết: Ở đây các lớp học được xây dựng kiên cố, bố trí ngăn nắp. Ðiều mà chúng tôi yên tâm là các thầy giáo không chỉ giỏi về chuyên môn mà còn gắn bó, tâm huyết với nghề. Thế nên, trẻ em ở đây rất ham học và đều có học lực khá, giỏi.
Trong hành trình đến với Trường Sa thân yêu, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức nhiều hoạt động triển lãm lưu động "Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử" tại đảo Trường Sa Lớn; trao tặng bộ bản đồ và tư liệu cho đảo Sinh Tồn, Nam Yết. Ðây là hoạt động nhằm góp phần động viên, khích lệ cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên các đảo giữ vững tay súng, bảo vệ vững chắc chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Bộ bản đồ và tư liệu được trưng bày tại các đảo giúp cán bộ, nhân dân từ đất liền, kiều bào ta ở nước ngoài khi ra thăm đảo, hiểu rõ hơn về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Bên cạnh các hoạt động trưng bày, triển lãm bản đồ, tư liệu lịch sử về Hoàng Sa, Trường Sa, tại đảo Trường Sa Lớn và Sinh Tồn còn tổ chức khánh thành điểm bưu điện văn hóa xã, nhằm cung cấp các dịch vụ bưu chính, viễn thông, tổ chức hoạt động đọc sách, báo miễn phí cho chiến sĩ và nhân dân trên đảo.
Chia tay các chiến sĩ, người dân ở quần đảo Trường Sa và nhà giàn DK1, ai nấy trong chúng tôi cũng đều cảm thấy bùi ngùi, bịn rịn. Tất cả nắm chặt tay nhau, hòa nhịp trái tim và cùng hát bài Nơi đảo xa, Gần lắm Trường Sa, Nối vòng tay lớn...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét