Thứ Ba, 07/06/2016, 02:05:53
Tại hội nghị tổng kết ba năm triển khai mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN) của Hải Phòng, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) cho biết, mô hình VNEN cần nhất sự tương tác, hỗ trợ từ nhiều phía. Vì vậy, giáo viên không thể “ôm” hết công việc như cách dạy học truyền thống rồi than khổ, than khó! Giáo viên cần trao đổi, chia sẻ với phụ huynh, học sinh và chính quyền địa phương để cùng giải quyết từng công việc cụ thể…
Xuất phát điểm là trường thuộc tốp trung bình của thành phố, thuận lợi ít, khó khăn nhiều, năm học 2012-2013, Trường tiểu học Đằng Lâm, quận Hải An được chọn là trường đầu tiên của thành phố Hoa phượng đỏ thực hiện dạy học theo mô hình VNEN. Cô giáo Trịnh Thị Thu Huyền, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Từ những bước đi chập chững đầu tiên theo mô hình, Trường tiểu học Đằng Lâm đã gặp không ít khó khăn, bỡ ngỡ. Nhưng với vai trò “hạt giống VNEN”, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên của trường có nhiều cố gắng, tìm tòi, học hỏi, từng bước tháo gỡ những khó khăn để thực hiện sứ mệnh VNEN. Nhà trường đưa mười bước học tập của học sinh đến với từng lớp, từng tiết học; từng bước thay thế cách giảng dạy, cách đặt câu hỏi một chiều; thay đổi thói quen cố hữu của mỗi giáo viên; kêu gọi sự ủng hộ tích cực của đông đảo cha mẹ học sinh cùng thực hiện mô hình này. Từng bước, nhà trường dần trở thành địa chỉ thân thiết, thu hút các đồng nghiệp, cán bộ quản lý, giáo viên các trường tiểu học toàn thành phố đến thăm, dự giờ, sinh hoạt chuyên môn, chia sẻ kinh nghiệm trong đổi mới cách dạy, cách học, cách đánh giá… Thông qua mô hình, nhà trường có sự kết nối thường xuyên hơn với cha mẹ học sinh; các em đã tự tin hơn khi giao tiếp, biết bày tỏ chính kiến với thầy giáo, cô giáo và bạn bè.
Với lộ trình rà soát, đánh giá thực trạng hằng năm, đồng thời giao quyền chủ động cho từng trường trong việc lựa chọn tham gia mô hình, đến nay, Hải Phòng có 128 trong tổng số 231 trường tiểu học thuộc 12 quận, huyện dạy học theo mô hình VNEN, bước đầu đạt kết quả tốt. Trao đổi ý kiến với chúng tôi, Phó Giám đốc Sở GD và ĐT Hải Phòng Vũ Thị Phương Vinh khẳng định: Phần lớn giáo viên đã nắm được phương pháp dạy học mới. Thay vì cách dạy học theo kiểu truyền thống “thầy đọc trò chép”, với mô hình VNEN, nhiệm vụ giáo viên là tập trung quan sát, hướng dẫn, tổ chức lớp học. Trong mỗi lớp học đều có hội đồng tự quản với một số “ban chuyên môn”. Sau ba năm triển khai, học sinh đã quen dần và hứng thú với cách học mới, bước đầu đạt hiệu quả trong việc phát huy khả năng tự học cũng như khả năng tương tác nhóm. Với sự đầu tư, hỗ trợ của dự án VNEN cũng như nguồn kinh phí xã hội hóa, nhìn chung, không gian lớp học, các góc học tập, thư viện lớp học ngày càng khang trang, hiện đại, diện mạo nhà trường có nhiều thay đổi.
Bên cạnh những kết quả đạt được, theo Phó Giám đốc Sở GD và ĐT Hải Phòng Vũ Thị Phương Vinh, vẫn còn một số hạn chế trong quá trình triển khai. Theo đó, ở những lớp sĩ số đông, dẫn đến việc học theo nhóm có những hạn chế nhất định. Ở các trường tiểu học khu vực thành phố, bình quân hơn 40 học sinh/lớp là một trong những khó khăn khi triển khai mô hình này. Hiện nay, do sĩ số học sinh các trường có chiều hướng gia tăng, nhiều trường thiếu giáo viên cho nên không có điều kiện lựa chọn giáo viên tâm huyết, có năng lực, nghiệp vụ tốt tham gia mô hình. Trong khi đó, vẫn còn nhiều giáo viên chưa hiểu rõ bản chất của mô hình VNEN cho nên khi thực hiện gặp một số khó khăn, vướng mắc. Trong thời gian tới, sở sẽ thống kê và tổ chức bồi dưỡng kiến thức cho những giáo viên còn những hạn chế nói trên. Theo Giám đốc Sở GD và ĐT Hải Phòng Nguyễn Xuân Trường, từ sở đến các phòng GD và ĐT, các trường đều quyết tâm cao khi thực hiện. Vấn đề đặt ra là cần linh hoạt, có những điều chỉnh để phù hợp cho từng trường. Đây là mô hình hay nhưng không vì thế mà triển khai ồ ạt. Việc triển khai đã được thống nhất theo cách: Làm từng bước, làm bước nào chắc bước đấy. Giáo viên cần hiểu đúng đây là mô hình thí điểm, nếu làm tốt sẽ nhân rộng trên tinh thần tự nguyện nhưng không có nghĩa làm chỉ với mục đích thử nghiệm học sinh. Mục đích cuối cùng của mô hình VNEN là làm thay đổi nhận thức người dạy, người học và nâng cao chất lượng giáo dục.
Theo đánh giá của Bộ GD và ĐT, mặc dù còn một số điểm cần điều chỉnh cho phù hợp, nhưng so với các địa phương khác, Hải Phòng thực hiện khá hiệu quả mô hình VNEN. TS Phạm Ngọc Định, Vụ trưởng Giáo dục Tiểu học (Bộ GD và ĐT) cho rằng: Mô hình VNEN khác với mô hình cũ là có sự thay đổi về cách thức tổ chức lớp học cũng như phương pháp giảng dạy. Cơ sở vật chất, trang thiết bị nếu có đầy đủ thì rất tốt. Tuy nhiên, nhiều trường chưa có điều kiện đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học nhưng vẫn thực hiện hiệu quả mô hình VNEN.
Với lộ trình rà soát, đánh giá thực trạng hằng năm, đồng thời giao quyền chủ động cho từng trường trong việc lựa chọn tham gia mô hình, đến nay, Hải Phòng có 128 trong tổng số 231 trường tiểu học thuộc 12 quận, huyện dạy học theo mô hình VNEN, bước đầu đạt kết quả tốt. Trao đổi ý kiến với chúng tôi, Phó Giám đốc Sở GD và ĐT Hải Phòng Vũ Thị Phương Vinh khẳng định: Phần lớn giáo viên đã nắm được phương pháp dạy học mới. Thay vì cách dạy học theo kiểu truyền thống “thầy đọc trò chép”, với mô hình VNEN, nhiệm vụ giáo viên là tập trung quan sát, hướng dẫn, tổ chức lớp học. Trong mỗi lớp học đều có hội đồng tự quản với một số “ban chuyên môn”. Sau ba năm triển khai, học sinh đã quen dần và hứng thú với cách học mới, bước đầu đạt hiệu quả trong việc phát huy khả năng tự học cũng như khả năng tương tác nhóm. Với sự đầu tư, hỗ trợ của dự án VNEN cũng như nguồn kinh phí xã hội hóa, nhìn chung, không gian lớp học, các góc học tập, thư viện lớp học ngày càng khang trang, hiện đại, diện mạo nhà trường có nhiều thay đổi.
Bên cạnh những kết quả đạt được, theo Phó Giám đốc Sở GD và ĐT Hải Phòng Vũ Thị Phương Vinh, vẫn còn một số hạn chế trong quá trình triển khai. Theo đó, ở những lớp sĩ số đông, dẫn đến việc học theo nhóm có những hạn chế nhất định. Ở các trường tiểu học khu vực thành phố, bình quân hơn 40 học sinh/lớp là một trong những khó khăn khi triển khai mô hình này. Hiện nay, do sĩ số học sinh các trường có chiều hướng gia tăng, nhiều trường thiếu giáo viên cho nên không có điều kiện lựa chọn giáo viên tâm huyết, có năng lực, nghiệp vụ tốt tham gia mô hình. Trong khi đó, vẫn còn nhiều giáo viên chưa hiểu rõ bản chất của mô hình VNEN cho nên khi thực hiện gặp một số khó khăn, vướng mắc. Trong thời gian tới, sở sẽ thống kê và tổ chức bồi dưỡng kiến thức cho những giáo viên còn những hạn chế nói trên. Theo Giám đốc Sở GD và ĐT Hải Phòng Nguyễn Xuân Trường, từ sở đến các phòng GD và ĐT, các trường đều quyết tâm cao khi thực hiện. Vấn đề đặt ra là cần linh hoạt, có những điều chỉnh để phù hợp cho từng trường. Đây là mô hình hay nhưng không vì thế mà triển khai ồ ạt. Việc triển khai đã được thống nhất theo cách: Làm từng bước, làm bước nào chắc bước đấy. Giáo viên cần hiểu đúng đây là mô hình thí điểm, nếu làm tốt sẽ nhân rộng trên tinh thần tự nguyện nhưng không có nghĩa làm chỉ với mục đích thử nghiệm học sinh. Mục đích cuối cùng của mô hình VNEN là làm thay đổi nhận thức người dạy, người học và nâng cao chất lượng giáo dục.
Theo đánh giá của Bộ GD và ĐT, mặc dù còn một số điểm cần điều chỉnh cho phù hợp, nhưng so với các địa phương khác, Hải Phòng thực hiện khá hiệu quả mô hình VNEN. TS Phạm Ngọc Định, Vụ trưởng Giáo dục Tiểu học (Bộ GD và ĐT) cho rằng: Mô hình VNEN khác với mô hình cũ là có sự thay đổi về cách thức tổ chức lớp học cũng như phương pháp giảng dạy. Cơ sở vật chất, trang thiết bị nếu có đầy đủ thì rất tốt. Tuy nhiên, nhiều trường chưa có điều kiện đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học nhưng vẫn thực hiện hiệu quả mô hình VNEN.
Quý Tùng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét