Thứ ba, 24/06/2014 - 03:09 AM (GMT+7)
Công tác phân luồng học sinh (PLHS) sau trung học cơ sở (THCS) đi
học nghề là một chủ trương lớn, được nhấn mạnh trong Chỉ thị số
10-CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường PLHS sau THCS và xóa mù chữ
người lớn. Tuy nhiên, sau hơn ba năm thực hiện, công tác PLHS vẫn chưa
có sự chuyển biến rõ nét.
Phân luồng học sinh sau THCS là định hướng cho người học sau khi
tốt nghiệp có thể tiếp tục học lên một bậc học phù hợp với năng lực,
nguyện vọng hoặc chọn lựa một nghề thích hợp với năng lực, hoàn cảnh.
Việc PLHS sau THCS được thực hiện sau khi học sinh tốt nghiệp THCS và
THPT.Sau ba năm thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TW của Bộ Chính trị, công tác
PLHS sau THCS nhìn chung chưa có sự chuyển biến, nhiều tỉnh, thành phố
có số lượng học sinh tham gia học nghề chỉ đạt từ 5 đến 7%. Trong khi đó
mục tiêu của Bộ Chính trị đặt ra và phấn đấu thực hiện đến năm 2020 có
30% tỷ lệ học sinh sau tốt nghiệp THCS tham gia hệ thống giáo dục nghề
nghiệp. Nhiều chuyên gia cho biết, kết quả việc PLHS sau THCS không được
như mong muốn là do công tác tư vấn, hướng nghiệp cho học sinh ở các
tỉnh, thành phố thực hiện chưa tốt; phần lớn học sinh tốt nghiệp không
đi học nghề mà thi vào THPT, đại học, cao đẳng, tỷ lệ năm sau thường cao
hơn năm trước.
Theo số liệu điều tra lao động và việc làm của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, năm 2013 có 72 nghìn người có trình độ đại học, thạc sĩ thất nghiệp; nếu tính cả số người tốt nghiệp đại học làm việc không đúng nghề được đào tạo thì con số này là khá cao. Tại cuộc Hội thảo khoa học về công tác PLHS được Viện Nghiên cứu Khoa học Dạy nghề (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) tổ chức mới đây, nhiều đại biểu cho rằng, trong vài năm gần đây, nhiều địa phương chỉ có khoảng 20% số cử nhân đại học ra trường được làm việc đúng nghề, số còn lại bị thất nghiệp hoặc làm việc không đúng với trình độ đào tạo. Kết quả điều tra cũng cho thấy, nhiều sinh viên sau một thời gian tốt nghiệp không tìm được việc làm đã chấp nhận đi học nghề để mong có cơ hội tìm việc hoặc xin đi làm với mức lương phổ thông. Đáng chú ý, nhu cầu tuyển dụng công nhân kỹ thuật ở các doanh nghiệp hiện nay là khá lớn nhưng lại thiếu nguồn tuyển, trong khi đó nguồn nhân lực có trình độ đại học lại quá thừa. Vì vậy, theo nhiều chuyên gia, công tác PLHS sau THCS đã trở nên vô cùng bức thiết và không thể chậm trễ hơn được nữa.
Trao đổi ý kiến với chúng tôi, Vụ trưởng Giáo dục và Đào tạo, dạy nghề (Ban Tuyên giáo Trung ương) TS Nguyễn Đắc Hưng cho biết: Nguyên nhân dẫn tới việc PLHS chưa đạt được mục tiêu đề ra là do văn hóa, nhận thức, thông tin về thị trường lao động, nhu cầu nhân lực, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và việc làm của nhân dân còn nhiều hạn chế. Do đó, việc PLHS sau THCS muốn đạt hiệu quả cao cần có định hướng của cơ quan quản lý Nhà nước cấp trung ương và địa phương. Công tác phân luồng phải phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, nhu cầu của địa phương và của cả nước, nghĩa là đào tạo phải gắn với nhu cầu xã hội. Bên cạnh đó, những địa phương có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn, chất lượng giáo dục phổ thông còn hạn chế, Nhà nước cần đặc biệt quan tâm, đầu tư phát triển giáo dục nghề nghiệp. Để khắc phục những bất cập nói trên, Nhà nước cần rà soát, sửa đổi, bổ sung việc thực hiện cơ chế, chính sách đối với người học, người dạy và người sử dụng lao động, nhằm tạo động lực thu hút phần lớn học sinh sau tốt nghiệp THCS đi học nghề. Những chính sách đó phải được thể hiện qua học phí, hỗ trợ chi phí sinh hoạt, hỗ trợ tạo việc làm đối với học sinh; chính sách thuế, tiền lương, phụ cấp đối với giáo viên và người sử dụng lao động...; điều chỉnh PLHS theo các hướng giáo dục khác nhau phù hợp với định hướng phát triển nguồn nhân lực quốc gia. Đồng thời, Nhà nước cần quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp; trung cấp nghề, cao đẳng nghề, cơ sở đào tạo nghề, trung tâm dạy nghề -hướng nghiệp đi đôi với việc không ngừng nâng cao chất lượng, đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực của địa phương cũng như các ngành kinh tế. Nhiều tỉnh, thành phố kiến nghị, trong thời gian tới, Nhà nước cần xây dựng hệ thống cơ quan làm công tác dự báo nhu cầu nhân lực, nhu cầu đào tạo quốc gia, cơ cấu trình độ đào tạo theo vùng miền; cung cấp thông tin giúp Chính phủ trong việc chỉ đạo điều hành các bộ, ngành, doanh nghiệp để chuẩn bị nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước; giảm chỉ tiêu tuyển sinh vào đại học, cao đẳng, nhất là những ngành đã thừa nhân lực.
Trước thực trạng này, các tỉnh, thành phố cần tăng cường công tác tuyên truyền đến các cơ sở giáo dục để phụ huynh cũng như học sinh có nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp, chống tư tưởng trọng bằng cấp, coi thường lao động chân tay, tạo sự đồng thuận và quyết tâm của xã hội trong việc thực hiện công tác phân luồng.
Theo số liệu điều tra lao động và việc làm của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, năm 2013 có 72 nghìn người có trình độ đại học, thạc sĩ thất nghiệp; nếu tính cả số người tốt nghiệp đại học làm việc không đúng nghề được đào tạo thì con số này là khá cao. Tại cuộc Hội thảo khoa học về công tác PLHS được Viện Nghiên cứu Khoa học Dạy nghề (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) tổ chức mới đây, nhiều đại biểu cho rằng, trong vài năm gần đây, nhiều địa phương chỉ có khoảng 20% số cử nhân đại học ra trường được làm việc đúng nghề, số còn lại bị thất nghiệp hoặc làm việc không đúng với trình độ đào tạo. Kết quả điều tra cũng cho thấy, nhiều sinh viên sau một thời gian tốt nghiệp không tìm được việc làm đã chấp nhận đi học nghề để mong có cơ hội tìm việc hoặc xin đi làm với mức lương phổ thông. Đáng chú ý, nhu cầu tuyển dụng công nhân kỹ thuật ở các doanh nghiệp hiện nay là khá lớn nhưng lại thiếu nguồn tuyển, trong khi đó nguồn nhân lực có trình độ đại học lại quá thừa. Vì vậy, theo nhiều chuyên gia, công tác PLHS sau THCS đã trở nên vô cùng bức thiết và không thể chậm trễ hơn được nữa.
Trao đổi ý kiến với chúng tôi, Vụ trưởng Giáo dục và Đào tạo, dạy nghề (Ban Tuyên giáo Trung ương) TS Nguyễn Đắc Hưng cho biết: Nguyên nhân dẫn tới việc PLHS chưa đạt được mục tiêu đề ra là do văn hóa, nhận thức, thông tin về thị trường lao động, nhu cầu nhân lực, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và việc làm của nhân dân còn nhiều hạn chế. Do đó, việc PLHS sau THCS muốn đạt hiệu quả cao cần có định hướng của cơ quan quản lý Nhà nước cấp trung ương và địa phương. Công tác phân luồng phải phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, nhu cầu của địa phương và của cả nước, nghĩa là đào tạo phải gắn với nhu cầu xã hội. Bên cạnh đó, những địa phương có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn, chất lượng giáo dục phổ thông còn hạn chế, Nhà nước cần đặc biệt quan tâm, đầu tư phát triển giáo dục nghề nghiệp. Để khắc phục những bất cập nói trên, Nhà nước cần rà soát, sửa đổi, bổ sung việc thực hiện cơ chế, chính sách đối với người học, người dạy và người sử dụng lao động, nhằm tạo động lực thu hút phần lớn học sinh sau tốt nghiệp THCS đi học nghề. Những chính sách đó phải được thể hiện qua học phí, hỗ trợ chi phí sinh hoạt, hỗ trợ tạo việc làm đối với học sinh; chính sách thuế, tiền lương, phụ cấp đối với giáo viên và người sử dụng lao động...; điều chỉnh PLHS theo các hướng giáo dục khác nhau phù hợp với định hướng phát triển nguồn nhân lực quốc gia. Đồng thời, Nhà nước cần quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp; trung cấp nghề, cao đẳng nghề, cơ sở đào tạo nghề, trung tâm dạy nghề -hướng nghiệp đi đôi với việc không ngừng nâng cao chất lượng, đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực của địa phương cũng như các ngành kinh tế. Nhiều tỉnh, thành phố kiến nghị, trong thời gian tới, Nhà nước cần xây dựng hệ thống cơ quan làm công tác dự báo nhu cầu nhân lực, nhu cầu đào tạo quốc gia, cơ cấu trình độ đào tạo theo vùng miền; cung cấp thông tin giúp Chính phủ trong việc chỉ đạo điều hành các bộ, ngành, doanh nghiệp để chuẩn bị nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước; giảm chỉ tiêu tuyển sinh vào đại học, cao đẳng, nhất là những ngành đã thừa nhân lực.
Trước thực trạng này, các tỉnh, thành phố cần tăng cường công tác tuyên truyền đến các cơ sở giáo dục để phụ huynh cũng như học sinh có nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp, chống tư tưởng trọng bằng cấp, coi thường lao động chân tay, tạo sự đồng thuận và quyết tâm của xã hội trong việc thực hiện công tác phân luồng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét