Thứ Ba, 14/03/2017, 02:15:04
Từ năm học 2012 - 2013 đến nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo liên tục tổ chức cuộc thi khoa học, kỹ thuật (KH, KT) cấp quốc gia dành cho học sinh trung học. Thực tế qua các năm tổ chức cho thấy, bên cạnh việc khuyến khích học sinh nghiên cứu, sáng tạo khoa học, kỹ thuật cuộc thi đã góp phần thúc đẩy đổi mới hình thức tổ chức và phương pháp, phát triển năng lực học sinh; nâng cao chất lượng dạy học.
Những sản phẩm khoa học hữu ích
Ngay sau khi ban tổ chức cuộc thi KH, KT cấp quốc gia dành cho học sinh trung học khu vực phía bắc công bố giải nhất (vòng toàn cuộc) với dự án: "Thiết kế, tổng hợp và thử tác dụng kháng ung thư của một số dẫn chất Axit Hydroxamic mới mang khung 2- OXOINDOLIN hướng ức chế Histon Deacetylase", tác giả là học sinh Trần Đan Khuê và Vũ Thị Nam Anh, Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên thuộc Trường đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã không giấu được vui mừng. Trần Đan Khuê, đại diện nhóm dự án chia sẻ: Ý tưởng và thời gian thực hiện dự án nói trên bắt đầu từ tháng 5-2015 khi cả nhóm đi từ thiện tại bệnh viện chuyên điều trị về ung thư. Nhóm đã chứng kiến không ít người bệnh ở các độ tuổi, vùng miền khác nhau chịu nhiều đau đớn. Thuốc điều trị ung thư ở Việt Nam hiện nay chủ yếu là nhập ngoại với giá rất cao, trong khi quá trình điều trị của người bệnh rất dài. Vì vậy, nhóm dự án đã có ý tưởng tạo ra một loại thuốc không chỉ có tác dụng điều trị tốt bệnh ung thư mà giá thành cũng phải phù hợp với thu nhập của người dân. Trong quá trình nghiên cứu, nhóm dự án đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của một số giáo sư, giảng viên Trường đại học Dược Hà Nội. Kết quả đóng góp mới của dự án là đã tổng hợp được 14 dẫn chất Axit Hydroxamic mới khung 2- OXOINDOLIN hướng ức chế Histon Deacetylase. Đáng chú ý, nhóm dự án đã sàng lọc ra một chất có tác dụng mạnh hơn thuốc điều trị ung thư đang được sử dụng từ năm đến tám lần; thử ức chế trên HDAC2 và hoạt tính kháng tế bào ở ba dòng tế bào ung thư: Trực tràng, tiền liệt tuyến và tuyến tụy.
Tại cuộc thi năm nay, bên cạnh chất lượng dự án được nâng lên, khả năng trình bày tiếng Anh của học sinh lưu loát, nhiều dự án dự thi của học sinh có hàm lượng khoa học cao, có khả năng ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống. Đáng chú ý, trong tổng số năm giải nhất (vòng toàn cuộc), Trường THPT chuyên Trần Phú (Hải Phòng) có hai nhóm dự án xuất sắc đoạt giải. Trong đó, điều khiến chúng tôi đặc biệt ấn tượng là dự án: MIND HAND - Giải pháp toàn diện hỗ trợ giao tiếp giúp người câm điếc hòa nhập cộng đồng của em Nguyễn Hiền Thảo Chi, Trần Thị Trang Ngân. Học sinh Trần Thị Trang Ngân tâm sự: Trong lần đi tình nguyện tại trường học có nhiều bạn bị câm điếc, em giao tiếp với các bạn ở đó rất khó khăn. Từ đó, em luôn suy nghĩ phải tìm cách chuyển đổi các ký hiệu, ngôn ngữ thành giọng nói hoặc ngược lại để những bạn bị câm điếc có thể giao tiếp với người bình thường dễ dàng hơn. “Sau hơn một năm nghiên cứu, cùng với sự giúp đỡ của các thầy giáo, cô giáo, nhóm dự án đã hoàn thành sản phẩm nói trên. Sản phẩm giúp người bị câm điếc chuyển đổi các ký hiệu, ngôn ngữ thành giọng nói; giúp các bạn thuận tiện hơn trong giao tiếp và hòa nhập cộng đồng”, Ngân cho biết. Trong khi đó, với dự án “Cánh tay rô-bốt dành cho người khuyết tật” của học sinh Phạm Huy, Trường THPT thị xã Quảng Trị (Quảng Trị) cũng được ban tổ chức đánh giá cao và đoạt giải nhất (vòng toàn cuộc). Học sinh Phạm Huy cho biết: Trong thời kỳ chiến tranh, tỉnh Quảng Trị có hàng nghìn người bị thương tật, nhất là bị khuyết tật ở tay, gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống và sinh hoạt hằng ngày. Sản phẩm có nhiều điểm mới, khác biệt so với sản phẩm cánh tay được làm bằng nhựa, gỗ vì sử dụng công nghệ in 3D để tạo ra các chi tiết trong thời gian ngắn với độ chính xác cao. Với sản phẩm này, người khuyết tật có thể điều khiển cả cánh tay hoặc cổ tay một cách dễ dàng thông qua thiết bị điều khiển bằng cử chỉ nghiêng lắc của cổ chân, ngón chân.
Đưa nhà khoa học gần lại với học sinh
PGS, TS Nghiêm Ngọc Minh, Trưởng ban giám khảo cuộc thi đánh giá: Các dự án nghiên cứu của học sinh dự thi năm nay khá phong phú; được chuẩn bị công phu, hàm lượng khoa học được nâng lên đáng kể; một số dự án đã tiếp cận những vấn đề lớn, có tính khái quát hoặc cần những kỹ thuật cao được thực hiện trong các phòng thí nghiệm hiện đại. Một số dự án thuộc các lĩnh vực như: Y sinh và khoa học sức khỏe; hệ thống nhúng; sinh học tế bào và phân tử; hóa sinh và hóa học đã quy tụ được những ý tưởng khoa học khá độc đáo, hàm lượng khoa học cao. Bên cạnh trình bày các dự án bằng tiếng Việt, nhiều học sinh đã trình bày và trả lời câu hỏi bằng tiếng Anh khá chuẩn, lưu loát. Điều này sẽ giúp cho các dự án (đoạt giải nhất vòng toàn cuộc) có thể tự tin tham gia hội thi KH, KT quốc tế được tổ chức tại Mỹ vào tháng 5-2017.
Trong khi đó, theo Phó Vụ trưởng Giáo dục Trung học (Bộ GD và ĐT) Nguyễn Xuân Thành, chất lượng các dự án tham gia cuộc thi KH, KT qua từng năm tăng lên rõ rệt. Điều đó cho thấy cuộc thi có sự lan tỏa và tác động mạnh mẽ đến đổi mới phương pháp dạy học trong các trường trung học. Qua 5 năm tổ chức, số đơn vị tham gia tăng lên, số dự án dự thi cũng tăng lên. Đến nay, tất cả các tỉnh, thành phố đều có dự án dự thi; ngoài ra còn có một số trường phổ thông thuộc các trường đại học tham dự. Năm nay, cả nước có 68 đơn vị dự thi (821 học sinh) với tổng số 458 dự thi ở 22 lĩnh vực, tăng 18 dự án so với năm học trước. Riêng khu vực phía bắc có 34 đơn vị dự thi với tổng số 241 dự án ở 21 lĩnh vực, trong đó cấp THPT có 369 học sinh với 198 dự án; cấp THCS có 79 học sinh với 43 dự án.
Theo Thứ trưởng Bộ GD và ĐT Nguyễn Thị Nghĩa, cuộc thi đã thu hút, tập hợp được hàng trăm nhà khoa học đến từ các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu tham gia hướng dẫn, góp ý, chấm, chọn các dự án (từ cuộc thi cấp tỉnh, thành phố đến cấp quốc gia). Tại những cuộc thi này, từ việc xác định đến quá trình triển khai nghiên cứu dự án cho thấy, nhiều học sinh đã thật sự có phẩm chất và năng lực của nhà khoa học. Các ý tưởng sáng tạo đã được hiện thực hóa và giải quyết nhiều vấn đề nảy sinh trong thực tiễn. Những thành công bước đầu này mở ra một hướng phát triển mới cho giáo dục phổ thông. Thứ trưởng Bộ GD và ĐT Nguyễn Thị Nghĩa cho biết thêm: Bộ luôn khuyến khích học sinh quan tâm đến các vấn đề của cuộc sống, liên hệ kiến thức học được ở trường phổ thông với thực tế sinh động của thế giới tự nhiên và xã hội; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức tổng hợp đã học để giải quyết các vấn đề thực tiễn. Đối với các cơ quan quản lý và các trường, hoạt động nghiên cứu KH, KT của học sinh đã góp phần tạo lập được mối liên hệ, đưa các nhà khoa học cùng phòng thí nghiệm của trường đại học, viện nghiên cứu về gần với trường phổ thông. Mặt khác, cuộc thi tạo điều kiện để các nhà khoa học đầu ngành gặp gỡ học sinh phổ thông, hướng dẫn các em tìm tòi, sáng tạo trong nghiên cứu khoa học và truyền lửa cho thế hệ sau, qua đó thực hiện một cách sinh động phương châm của giáo dục hiện đại; góp phần hướng nghiệp cho học sinh phổ thông.
Ngay sau khi ban tổ chức cuộc thi KH, KT cấp quốc gia dành cho học sinh trung học khu vực phía bắc công bố giải nhất (vòng toàn cuộc) với dự án: "Thiết kế, tổng hợp và thử tác dụng kháng ung thư của một số dẫn chất Axit Hydroxamic mới mang khung 2- OXOINDOLIN hướng ức chế Histon Deacetylase", tác giả là học sinh Trần Đan Khuê và Vũ Thị Nam Anh, Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên thuộc Trường đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã không giấu được vui mừng. Trần Đan Khuê, đại diện nhóm dự án chia sẻ: Ý tưởng và thời gian thực hiện dự án nói trên bắt đầu từ tháng 5-2015 khi cả nhóm đi từ thiện tại bệnh viện chuyên điều trị về ung thư. Nhóm đã chứng kiến không ít người bệnh ở các độ tuổi, vùng miền khác nhau chịu nhiều đau đớn. Thuốc điều trị ung thư ở Việt Nam hiện nay chủ yếu là nhập ngoại với giá rất cao, trong khi quá trình điều trị của người bệnh rất dài. Vì vậy, nhóm dự án đã có ý tưởng tạo ra một loại thuốc không chỉ có tác dụng điều trị tốt bệnh ung thư mà giá thành cũng phải phù hợp với thu nhập của người dân. Trong quá trình nghiên cứu, nhóm dự án đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của một số giáo sư, giảng viên Trường đại học Dược Hà Nội. Kết quả đóng góp mới của dự án là đã tổng hợp được 14 dẫn chất Axit Hydroxamic mới khung 2- OXOINDOLIN hướng ức chế Histon Deacetylase. Đáng chú ý, nhóm dự án đã sàng lọc ra một chất có tác dụng mạnh hơn thuốc điều trị ung thư đang được sử dụng từ năm đến tám lần; thử ức chế trên HDAC2 và hoạt tính kháng tế bào ở ba dòng tế bào ung thư: Trực tràng, tiền liệt tuyến và tuyến tụy.
Tại cuộc thi năm nay, bên cạnh chất lượng dự án được nâng lên, khả năng trình bày tiếng Anh của học sinh lưu loát, nhiều dự án dự thi của học sinh có hàm lượng khoa học cao, có khả năng ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống. Đáng chú ý, trong tổng số năm giải nhất (vòng toàn cuộc), Trường THPT chuyên Trần Phú (Hải Phòng) có hai nhóm dự án xuất sắc đoạt giải. Trong đó, điều khiến chúng tôi đặc biệt ấn tượng là dự án: MIND HAND - Giải pháp toàn diện hỗ trợ giao tiếp giúp người câm điếc hòa nhập cộng đồng của em Nguyễn Hiền Thảo Chi, Trần Thị Trang Ngân. Học sinh Trần Thị Trang Ngân tâm sự: Trong lần đi tình nguyện tại trường học có nhiều bạn bị câm điếc, em giao tiếp với các bạn ở đó rất khó khăn. Từ đó, em luôn suy nghĩ phải tìm cách chuyển đổi các ký hiệu, ngôn ngữ thành giọng nói hoặc ngược lại để những bạn bị câm điếc có thể giao tiếp với người bình thường dễ dàng hơn. “Sau hơn một năm nghiên cứu, cùng với sự giúp đỡ của các thầy giáo, cô giáo, nhóm dự án đã hoàn thành sản phẩm nói trên. Sản phẩm giúp người bị câm điếc chuyển đổi các ký hiệu, ngôn ngữ thành giọng nói; giúp các bạn thuận tiện hơn trong giao tiếp và hòa nhập cộng đồng”, Ngân cho biết. Trong khi đó, với dự án “Cánh tay rô-bốt dành cho người khuyết tật” của học sinh Phạm Huy, Trường THPT thị xã Quảng Trị (Quảng Trị) cũng được ban tổ chức đánh giá cao và đoạt giải nhất (vòng toàn cuộc). Học sinh Phạm Huy cho biết: Trong thời kỳ chiến tranh, tỉnh Quảng Trị có hàng nghìn người bị thương tật, nhất là bị khuyết tật ở tay, gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống và sinh hoạt hằng ngày. Sản phẩm có nhiều điểm mới, khác biệt so với sản phẩm cánh tay được làm bằng nhựa, gỗ vì sử dụng công nghệ in 3D để tạo ra các chi tiết trong thời gian ngắn với độ chính xác cao. Với sản phẩm này, người khuyết tật có thể điều khiển cả cánh tay hoặc cổ tay một cách dễ dàng thông qua thiết bị điều khiển bằng cử chỉ nghiêng lắc của cổ chân, ngón chân.
Đưa nhà khoa học gần lại với học sinh
PGS, TS Nghiêm Ngọc Minh, Trưởng ban giám khảo cuộc thi đánh giá: Các dự án nghiên cứu của học sinh dự thi năm nay khá phong phú; được chuẩn bị công phu, hàm lượng khoa học được nâng lên đáng kể; một số dự án đã tiếp cận những vấn đề lớn, có tính khái quát hoặc cần những kỹ thuật cao được thực hiện trong các phòng thí nghiệm hiện đại. Một số dự án thuộc các lĩnh vực như: Y sinh và khoa học sức khỏe; hệ thống nhúng; sinh học tế bào và phân tử; hóa sinh và hóa học đã quy tụ được những ý tưởng khoa học khá độc đáo, hàm lượng khoa học cao. Bên cạnh trình bày các dự án bằng tiếng Việt, nhiều học sinh đã trình bày và trả lời câu hỏi bằng tiếng Anh khá chuẩn, lưu loát. Điều này sẽ giúp cho các dự án (đoạt giải nhất vòng toàn cuộc) có thể tự tin tham gia hội thi KH, KT quốc tế được tổ chức tại Mỹ vào tháng 5-2017.
Trong khi đó, theo Phó Vụ trưởng Giáo dục Trung học (Bộ GD và ĐT) Nguyễn Xuân Thành, chất lượng các dự án tham gia cuộc thi KH, KT qua từng năm tăng lên rõ rệt. Điều đó cho thấy cuộc thi có sự lan tỏa và tác động mạnh mẽ đến đổi mới phương pháp dạy học trong các trường trung học. Qua 5 năm tổ chức, số đơn vị tham gia tăng lên, số dự án dự thi cũng tăng lên. Đến nay, tất cả các tỉnh, thành phố đều có dự án dự thi; ngoài ra còn có một số trường phổ thông thuộc các trường đại học tham dự. Năm nay, cả nước có 68 đơn vị dự thi (821 học sinh) với tổng số 458 dự thi ở 22 lĩnh vực, tăng 18 dự án so với năm học trước. Riêng khu vực phía bắc có 34 đơn vị dự thi với tổng số 241 dự án ở 21 lĩnh vực, trong đó cấp THPT có 369 học sinh với 198 dự án; cấp THCS có 79 học sinh với 43 dự án.
Theo Thứ trưởng Bộ GD và ĐT Nguyễn Thị Nghĩa, cuộc thi đã thu hút, tập hợp được hàng trăm nhà khoa học đến từ các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu tham gia hướng dẫn, góp ý, chấm, chọn các dự án (từ cuộc thi cấp tỉnh, thành phố đến cấp quốc gia). Tại những cuộc thi này, từ việc xác định đến quá trình triển khai nghiên cứu dự án cho thấy, nhiều học sinh đã thật sự có phẩm chất và năng lực của nhà khoa học. Các ý tưởng sáng tạo đã được hiện thực hóa và giải quyết nhiều vấn đề nảy sinh trong thực tiễn. Những thành công bước đầu này mở ra một hướng phát triển mới cho giáo dục phổ thông. Thứ trưởng Bộ GD và ĐT Nguyễn Thị Nghĩa cho biết thêm: Bộ luôn khuyến khích học sinh quan tâm đến các vấn đề của cuộc sống, liên hệ kiến thức học được ở trường phổ thông với thực tế sinh động của thế giới tự nhiên và xã hội; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức tổng hợp đã học để giải quyết các vấn đề thực tiễn. Đối với các cơ quan quản lý và các trường, hoạt động nghiên cứu KH, KT của học sinh đã góp phần tạo lập được mối liên hệ, đưa các nhà khoa học cùng phòng thí nghiệm của trường đại học, viện nghiên cứu về gần với trường phổ thông. Mặt khác, cuộc thi tạo điều kiện để các nhà khoa học đầu ngành gặp gỡ học sinh phổ thông, hướng dẫn các em tìm tòi, sáng tạo trong nghiên cứu khoa học và truyền lửa cho thế hệ sau, qua đó thực hiện một cách sinh động phương châm của giáo dục hiện đại; góp phần hướng nghiệp cho học sinh phổ thông.
Quý Tùng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét